Phân bón Văn Điển cung cấp đầy đủ, đa, trung, vi lượng cân đối cho thanh long
Là cây rễ mềm, chịu hạn, kị úng nước, rễ ăn nông phân bổ ngang sâu 5 - 10cm, thích hợp với đất trung tính pH: 5,5 - 6,5, đất tơi xốp, thoát nước tốt.
Phát triển nóng, thiếu bền vững
Thanh long là cây có giá trị kinh tế, đầu ra thuận lợi vừa tiêu thụ nội địa, vừa có thêm những thị trường mới để xuất khẩu nên trong những năm gần đây diện tích thanh long ở miền Bắc phát triển nhanh.
Tuy là cây có giá trị kinh tế, xuất khẩu với khối lượng lớn nhưng một số địa phương tự phát trồng không theo kế hoạch, không đảm bảo đủ những điều kiện cần thiết, nhất là ở miền Nam có một số vùng nhiều năm thâm canh theo tập quán bón phân hữu cơ không ủ hoại mục, bón nhiều phân đạm urê, phun thuốc BVTV bừa bãi nên gần đây sâu bệnh phát triển nhiều, nhất là bệnh đốm trắng phát sinh thành dịch làm cho có nơi 30% quả thanh long phải đổ bỏ.
Ở miền Bắc do đa số diện tích mới trồng từ 5 - 7 năm trở lại đây nên chưa xảy ra tình trạng như vậy. Tuy nhiên từ kinh nghiệm trồng thanh long ở miền Nam đó cũng là lời cảnh báo: Thanh long phải trồng ở những nơi có đủ điều kiện, tránh phát triển theo phong trào không làm theo quy hoạch, không thực hiện đúng quy trình kỹ thuật nhất là việc lựa chọn loại phân và cách bón không đúng sẽ dẫn tới hậu quả nghiêm trọng.
Phân bón nào phù hợp với thanh long?
Bón phân hữu cơ ủ mục, chọn loại phân như phân đa yếu tố NPK Văn Điển có đầy đủ các chất dinh dưỡng đạm, lân, kali và các chất trung và vi lượng với thành phần cân đối, hợp lý sẽ giúp cây khoẻ mạnh, tăng sức chống chịu là biện pháp phòng tránh sâu, bệnh hiệu quả nhất. Ngoài ra, các chất trung và vi lượng còn khử chua, khử và trung hoà các chất độc hại, bổ sung các chất dinh dưỡng mà đất đang thiếu hụt, cải tạo lý hoá tính của đất giúp thanh long phát triển bền vững.
Lân Văn Điển là loại phân nhả chậm, chỉ tan trong dung dịch axit yếu do rễ cây tiết ra, cây cần đến đâu phân hoà tan đến đó nên hạn chế bị rửa trôi. Bón loại lân tan nhanh sau 48 giờ gặp nước phân tan hết nên dễ bị rửa trôi nhiều. Trong khi đó, đa số diện tích thanh long ở miền Bắc trồng trên đất dốc nên cần hạn chế việc rửa trôi, xói mòn đất.
Lân Văn Điển có tỷ lệ canxi (vôi) tương đối cao nên có tác dụng khử chua. Là loại phân giàu chất dinh dưỡng nó có trên 20 chất, ngoài lân còn có các chất trung và vi lượng. Lân Văn Điển là loại khoáng thiên nhiên không phải là phân hoá học nên rất thân thiện với môi trường, phù hợp với sản xuất nông nghiệp theo quy trình VietGAP và GlobalGAP.
Các loại phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dụng bón cho các loại cây trồng do thành phần chính có lân Văn Điển nên cũng có đặc tính như vậy. Nó khác với một số loại phân NPK thông thường là ngoài đạm, lân, kali còn có các chất trung và vi lượng. Các chất này được phối trộn với tỷ lệ cân đối, hợp lý đáp ứng với yêu cầu của từng cây và từng giai đoạn sinh trưởng của cây.
Phân NPK Văn Điển sản xuất theo phương pháp phối chế đạm và kali bằng công nghệ vo viên 3 màu bằng Mg, S bọc đạm và kali nên hạn chế bị bay hơi và rửa trôi, không có chất phụ gia nên thành phần dinh dưỡng cao, cây sử dụng được hầu hết, không để lại tồn dư chất độc hại cho đất và môi trường.
Vai trò của trung, vi lượng với cây thanh long
Các chất trung và vi lượng trong phân Văn Điển có tác dụng nhiều mặt như: CaO (canxi- vôi), một thành phần quan trọng trong các tế bào giữ cho thành tế bào vững chắc, khử chua là yếu tố chống độc cho cây.
Silic (Si) giúp cho tế bào cứng cáp hơn. Si được tích tụ dọc theo trục rễ và tích tụ nhiều ở thành trong của biểu bì và hoạt động như một cơ chế rào cản rất hiệu quả chống lại sự xâm nhiễm do tác nhân gây bệnh và thực vật ký sinh. Thành tế bào biểu bì lá được thấm một màng mỏng Si và trở thành rào cản hiệu quả chống lại sự mất nước do thoát hơi nước nên tăng khả năng chống hạn (thanh long trồng trên đất đồi dốc nước tưới khó khăn hay gặp hạn). Cây cành cứng cáp khoẻ mạnh còn tăng khả năng chống rét, chống đổ gẫy…
Ma giê (Mg) có tác dụng tạo diệp lục, có vai trò lớn giúp tăng chất lượng quả, tăng hàm lượng đường và hượng vị của quả. Qua thực tế sản xuất nhiều chủ vườn trồng thanh long nhận xét: Phân Văn Điển giúp thanh long phát triển nhanh khoẻ mạnh, cây cành mập vươn dài, hạn chế bệnh đốm trắng, thối cuống, thối rễ, ruồi đục trái… ra hoa nhiều, tỷ lệ đậu quả cao, quả to, vỏ quả bóng dày, mỡ màng, tai cứng, ruột chắc, tăng vị ngọt mát và dễ bảo quản.
Thanh long giai đoạn kiến thiết cơ bản từ 1 - 2 năm tuổi cây cần nhiều đạm để phát triển thân lá cành, lân nhiều để phát triển bộ rễ, nhiều chồi; kali giúp cây cứng cáp, trung và vi lượng giúp cây phát triển cân đối.
Giai đoạn kinh doanh từ năm thứ 3 trở đi cây cho trái ổn định cây cần kali nhiều, đạm khá, lân vừa đủ và các chất vi lượng giúp cho trái to, đẹp, năng suất cao, chất lượng tốt, chín đồng loạt.
Cách bón phân cho thanh long: trước khi trồng đào hố quanh trụ rộng 1 - 1,5; sâu 20 - 30cm. Bón lót 10kg phân hữu cơ mục + 0,5kg lân Văn Điển lấp đất, trồng cây con. Giai đoạn kiến thiết cơ bản: tổng lượng phân bón thúc: 30kg urê + 20kg NPK Văn Điển: 12-8-12 cho 100 trụ/ năm, chia ra: sau trồng 10 - 15 ngày thúc 1/3 lượng phân.
Tháng 5, 4 năm sau thúc 1/3, tháng 6,7 bón thúc nốt 1/3 số phân còn lại. Giai đoạn kinh doanh lượng phân bón cho mỗi trụ: Phân hữu cơ 10 - 50kg, lân Văn Điển 0,5kg, đạm urê 0,5kg, NPK Văn Điển 12-8-12 bón 1,5kg; kali 0,5kg.
Chia làm 3 lần: Lần 1 sau khi tỉa cành (tháng 10,11) bón 100% phân hữu cơ + 100% lân + 1/3 đạm urê (bón để thúc cành). Lần 2 cách lần 1 khoảng 40 ngày. Bón 1/3 đạm urê + 2/5 NPK + 1/2 kali (thúc đợt cành thứ 2). Lần 3 bón vào tháng 3: 1/3 đạm urê + 2/5 NPK + ½ kali (thúc đợt cành cuối và đợt cành thứ nhất phân hoá mầm hoa). 2/5 số kali còn lại chia nhỏ lượng phân này rải làm nhiều đợt trong thời gian cây nuôi quả.