“Nền tảng vững chắc, công nghiệp thịnh vượng, môi trường đẹp”
Thị trấn Nhạc Tống, huyện Tây Minh, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) được xây dựng trên núi, với 2 nhóm dân làng (làng Vĩnh Lão và làng Nhạc Tống), có dân số thường trú là 83 hộ gia đình với 420 người.
Thị trấn kế thừa tốt các phong tục, tập quán dân tộc và lễ hội nguyên thủy của địa phương. Đó là giá trị cốt lõi của dân tộc Ngõa, được coi là “bảo tàng sống” về lịch sử và văn hóa của nơi đây.
Năm 2006, làng Vĩnh Lão được đưa vào danh sách bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Vân Nam. Năm 2013, Vĩnh Lão được đưa vào danh sách các làng truyền thống Trung Quốc.
Được biết, trong những năm gần đây, thị trấn đã tận dụng việc xây dựng các ngôi làng hiện đại, hạnh phúc biên giới và sự phát triển tổng hợp văn hóa và du lịch để cân nhắc lợi ích và bảo vệ di sản văn hóa, đồng thời phát triển và sử dụng du lịch tập trung vào “nền tảng vững chắc, công nghiệp thịnh vượng, môi trường đẹp”. Qua đó làm cho dân làng vùng biên giới có đời sống tốt đẹp, ổn định.
Ông Najia (Na Giai), Phó Bí thư chi bộ của làng thường xuyên tuyên truyền chính sách cho đảng viên và người dân trong làng, vận động đảng viên đi đầu trong việc chú ý giữ vệ sinh và chăm sóc môi trường. Ông luôn vận động dân làng phải thường xuyên dọn dẹp, nâng cao ý thức tự giác để vùng biên giới không thua kém các ngôi làng dưới xuôi.
Ông Na Giai chia sẻ: "Kể từ khi xây dựng làng hạnh phúc biên giới hiện đại, chúng tôi đã thành lập Ủy ban công tác nông thôn hiện đại tiền thân là Ủy ban công tác xóa đói giảm nghèo, gồm 10 thành viên, để quản lý và phục vụ 10 đến 15 nông dân thông qua một mạng lưới, đồng thời huy động dân làng tham gia quản lý làng xã để mỗi người dân ý thức được những việc mình đang làm sẽ ảnh hưởng đến làng xã".
Thị trấn Nhạc Tống đã và đang sử dụng mô hình hoạt động “lãnh đạo xây dựng đảng + hỗ trợ mạng lưới + chủ đề quần chúng”, thông qua việc thăng tiến chi bộ đảng, đề bạt đảng viên và tương tác giữa đảng và dân làng. Từ đó đảng và dân làng có mối quan hệ chặt chẽ, tập hợp sức mạnh tổ chức để phát huy làng nghề biên giới hiện đại và hoàn thiện, đặc biệt xây dựng các làng nghề đặc trưng để tạo nên làng nghề biên giới hiện đại “có tổ chức”.
Đồng thời, dựa vào môi trường nhân văn độc đáo và môi trường tự nhiên tốt, tập trung cải tạo tổng thể các làng nghề đặc trưng, bằng việc xây dựng “năm khu vườn”, tập trung vào chính sách như: “Giải phóng mặt bằng”, “Cải tạo, xây dựng, quản lý và hội nhập”, “Nâng cao diện mạo làng nghề, tạo dựng làng quê hạnh phúc biên giới hiện đại”.
Để khôi phục lại khu vực nông thôn, phát triển công nghiệp là chìa khóa
Hiện tại, làng Vĩnh Lão đã hoàn thành việc cải tạo 83 ngôi nhà mang nét truyền thống của 83 hộ gia đình, phá bỏ 158 ngôi nhà đổ nát, chuồng lợn cũ, tường hỏng, hàng rào gãy và xây dựng 4.150m2 vườn rau và vườn cây ăn quả. Đặc biệt làng còn quy hoạch khu chăn nuôi tập trung, thu nhập của ngành nông nghiệp của làng cũng từ đó mà tăng lên.
Phải khẳng định rằng để khôi phục lại khu vực nông thôn, phát triển công nghiệp là chìa khóa. Hiểu được điều đó, làng Vĩnh Lão thực hiện củng cố và nâng cấp ngành công nghiệp chè và cao su truyền thống, thúc đẩy mạnh mẽ ngành thịt bò để phát triển ngành chăn nuôi, khai thác đa dạng hóa các ngành nghề đặc thù, tạo dựng làng nghề biên giới năng động, hiện đại, công nghiệp nông thôn phát triển mạnh mẽ.
Làng Vĩnh Lão nổi tiếng với làng nghề dệt thổ cẩm của dân tộc Ngõa từ bao đời nay nhưng hiện tại với sự phát triển của xã hội, duy trì, bảo tồn và phát triển làng nghề này là việc không chỉ những thợ nghề đau đáu mà các lãnh đạo làng cũng rất quan tâm.
Một người phụ nữ trong làng chia sẻ: “Tôi đã làm nghề dệt thổ cẩm của người dân tộc Ngõa trong nhiều năm. Mỗi năm, nghề dệt thổ cẩm giúp tôi thu nhập hơn 3.000 nhân dân tệ (hơn 10 triệu đồng). Hiện nay trong làng có hơn 20 phụ nữ theo tôi làm nghề dệt thổ cẩm. Tôi mong có thể dạy thêm cho họ kỹ năng của mình và mong họ có thể tăng thu nhập và sống tốt nhờ nghề dệt thổ cẩm”.
Đến đầu năm 2023, thu nhập bình quân đầu người của dân làng Vĩnh Lão đã đạt 15.072 nhân dân tệ (khoảng 51 triệu đồng). Ngôi làng thiểu số truyền thống hiện đã thoát nghèo, là điển hình cho công cuộc đổi mới của 14 làng biên giới ở huyện Tây Minh trong việc xây dựng một ngôi làng biên giới hạnh phúc và hiện đại.