| Hotline: 0983.970.780

Trung Quốc coi giống cây trồng như 'chip của ngành nông nghiệp’

Chủ Nhật 22/05/2022 , 08:00 (GMT+7)

Với sự quay trở lại của phi hành đoàn tàu vũ trụ Thần Châu-13 của Trung Quốc, đánh dấu tổng cộng 12.000 hạt giống đã hoàn thành hành trình nhân giống trong không gian.

Một loại hạt giống lúa mì đã trải qua hành trình lai tạo bằng công nghệ bức xạ vũ trụ bằng tàu vũ trụ Thần Châu-7 đang được trồng thí điểm trên một cánh đồng. Ảnh: People's Daily

Một loại hạt giống lúa mì đã trải qua hành trình lai tạo bằng công nghệ bức xạ vũ trụ bằng tàu vũ trụ Thần Châu-7 đang được trồng thí điểm trên một cánh đồng. Ảnh: People's Daily

Theo đó, ngành giống cây trồng Trung Quốc dự kiến ​​sẽ thúc đẩy an ninh lương thực, bởi hạt giống được ví quan trọng như “chip” trong ngành công nghiệp bán dẫn.

Cụ thể, các nhà khoa học quốc gia đông dân số nhất thế giới vừa kết thúc sứ mệnh đưa thêm các loại hạt giống cỏ ba lá, yến mạch, gạo, nấm ăn và bắp cải đã được tàu vũ trụ Thần Châu-13 mang vào không gian và đưa trở lại Trái đất, sau hành trình 183 ngày trong không gian.

Như vậy sau 35 năm kể từ khi Trung Quốc nỗ lực nhân giống hạt giống vũ trụ đầu tiên vào năm 1987, đã có gần 1.000 loài thực vật mới đã được tạo ra, trong đó 200 loài đã thể hiện những “màn trình diễn xuất sắc”.

Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông, công nghệ nhân giống vũ trụ sử dụng bức xạ vũ trụ để làm đột biến gen của hạt giống được gửi vào không gian, nhằm tạo ra các loài mới cho ra nhiều chủng loại hơn.

Ông Li Guoxiang, một nhà nghiên cứu tại Viện Phát triển Nông thôn thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc nói rằng, dự án hạt giống không gian vũ trụ của Trung Quốc đã lai tạo ra rất nhiều loài rau và trái cây, bao gồm cả những loại trái cây phổ biến như táo.

Việc nhân giống hạt giống vũ trụ của Trung Quốc đã đóng góp rất lớn vào an ninh lương thực quốc gia và bảo vệ môi trường của đất nước. Theo thống kê, diện tích canh tác ngũ cốc, rau, trái cây và nhiều loại cây trồng khác được phát triển bằng cách nhân giống hạt không gian tại Trung Quốc hiện đã vượt quá 2,4 triệu ha và đồng thời tạo ra lợi ích kinh tế hơn 200 tỷ nhân dân tệ, tương đương 30,51 tỷ USD.

Nhà khoa học Yang Hongshan, một chuyên gia tại Viện Khoa học Chăn nuôi và Dược phẩm Lan Châu thuộc Học viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc cho biết: “Một số hạt giống sẽ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học và những loại khác sẽ được sử dụng để nhân giống.

Ông Yang nói rằng, việc đưa hạt giống vào không gian chỉ là bước đi đầu tiên, và giai đoạn thiết yếu nhất là công việc thử nghiệm được thực hiện sau khi trở về Trái đất. Thời gian cho công việc đó thay đổi tùy theo loài. “Ví dụ, phải mất tới 10 năm để lai tạo ra một loài cỏ ba lá mới, hay yến mạch có thể mất từ ​​bảy đến tám năm”, ông Yang cho biết.

Cỏ ba lá là một trong những nguyên liệu thức ăn chăn nuôi quan trọng nhất, lĩnh vực hiện vẫn còn là một thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp Trung Quốc do khủng hoảng thiếu nguyên liệu dùng làm thức ăn chăn nuôi.

Các kỹ thuật viên nông nghiệp thu thập mẫu đất trên cánh đồng lúa mì thí điểm ở tỉnh Sơn Đông. Ảnh: People's Daily

Các kỹ thuật viên nông nghiệp thu thập mẫu đất trên cánh đồng lúa mì thí điểm ở tỉnh Sơn Đông. Ảnh: People's Daily

"Trung Quốc phải nhập khẩu từ 1,3 triệu đến 1,5 triệu tấn cỏ ba lá mỗi năm. Hạt giống cỏ ba lá từ không gian có thể thúc đẩy quá trình nhân giống các loài cỏ ba lá mới ở Trung Quốc và đảm bảo sự phát triển của loại 'chip' này trong nông nghiệp", Wang Tao, giáo sư tại Đại học Nông nghiệp Trung Quốc chia sẻ.

Trong khi đó nhà nghiên cứu Li lưu ý rằng, mức độ nhân giống hạt giống vũ trụ của Trung Quốc cũng phản ánh công nghệ hàng không vũ trụ tiên tiến của quốc gia. “Hiện mới chỉ có một số nước trên thế giới sở hữu công nghệ hàng không vũ trụ thuần thục, và trình độ công nghệ nhân giống hạt giống vũ trụ của Trung Quốc đã đạt đẳng cấp thế giới”, ông Li khẳng định.

Nhiều năm qua Bắc Kinh đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm tăng năng lực sản xuất đậu tương và các loại hạt có dầu khác, bao gồm cải thiện cơ chế trợ cấp cho nông dân mở rộng diện tích cũng như khuyến khích các doanh nghiệp tích cực tham gia nghiên cứu và phát triển các đột phá công nghệ mới.

Người phát ngôn của công ty nông nghiệp hàng đầu Da Bei Nong có trụ sở tại Bắc Kinh cho biết: “Chúng tôi đã đạt được tiến bộ đột phá trong việc giải quyết vấn đề tắc nghẽn trong nhân giống đậu tương sinh học và hiện đã tạo ra hơn 200 giống ngô sinh học mới để liên tục đáp ứng nhu cầu an ninh lương thực của đất nước”.

Zhang Bo, một nông dân ở tỉnh Hắc Long Giang nói: Trang trại của chúng tôi đang thử nghiệm và quảng bá công nghệ nông nghiệp đa canh đậu tương-ngô dưới sự hướng dẫn của chính quyền địa phương, để thúc đẩy sản xuất. Sự kết hợp đa canh đậu tương-ngô có nghĩa là trồng xen hai dòng ngô và bốn dòng đậu tương trên đất nông nghiệp nhằm đảm bảo cả sản lượng ngô và đậu tương đều ổn định.

Hắc Long Giang là tỉnh sản xuất đậu tương lớn nhất, với hơn 40% tổng diện tích của Trung Quốc. Đến nay ngành nông nghiệp địa phương đã khuyến nghị trồng 23 giống đậu tương ưu việt mới cho nông dân sản xuất, giúp tăng năng suất.

Dữ liệu hải quan cho thấy, năm 2021, Trung Quốc nhập khẩu hơn 90 triệu tấn đậu nành, và là nhà nhập khẩu lớn nhất thế giới, trong khi khối lượng năm 2020 là hơn 100 triệu tấn. Năm 2022, chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu đảm bảo sản lượng ngũ cốc ở mức trên 650 tỷ kg, với diện tích đất canh tác trên 117 triệu ha, giảm 33 tỷ kg so với năm 2021.

(Global Times)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm