Được mệnh danh là "vua của các loại thảo dược", nhân sâm có hàm lượng dinh dưỡng cao và có giá trị y tế cao trong trong y học cổ truyền Trung Quốc. Loại thảo dược này đã được sử dụng ở Trung Quốc trong hơn 4.000 năm qua.
Núi Trường Bạch được công nhận là một trong những nơi có nhân sâm đầu tiên trên thế giới, và hiện là cơ sở sản xuất nhân sâm lớn trên toàn cầu.
Về bảo vệ di sản, hệ thống trồng nhân sâm tại các khu vực miền núi ở Thông Hóa, Bạch Sơn và Diên Biên, thuộc tỉnh Cát Lâm phía đông bắc Trung Quốc, bao gồm 7 nội dung văn hóa được công nhận bao gồm tài nguyên nhân sâm mầm tự nhiên và môi trường sinh trưởng, các phương thức canh tác và công nghệ chế biến nhân sâm khác nhau, và hoạt buôn bán nhân sâm chính thức từ triều nhà Thanh (1644 - 1911).
Tỉnh Cát Lâm có sản lượng nhân sâm chiếm 60% tổng sản lượng toàn quốc. Năm 2022, hoạt động trồng nhân sâm ở Cát Lâm đã đem về cho tỉnh này hơn 64 tỷ NDT (8,77 tỷ USD).
Hồi năm 2022, giới chức tỉnh Cát Lâm đã ban hành một hướng dẫn để thúc đẩy ngành công nghiệp nhân sâm, nhằm tăng tổng giá trị sản lượng lên 80 tỷ NDT (gần 11 tỷ USD) vào năm 2025 và 100 tỷ NDT vào năm 2030.
Theo hướng dẫn về thúc đẩy phát triển chất lượng cao của ngành nhân sâm do Ủy ban Nhân dân tỉnh Cát Lâm ban hành, người nông dân sẽ được hỗ trợ trong việc trồng nhân sâm, phát triển sản phẩm, nuôi dưỡng thương hiệu và tìm nguồn vốn.
Tôn Trấn Thiên, tổng thư ký Hiệp hội Công nghiệp Nhân sâm Cát Lâm, nói rằng việc công nhận hệ thống trồng nhân sâm là di sản văn hóa nông nghiệp quan trọng cấp quốc gia có ý nghĩa to lớn trong việc củng cố vị thế của Trung Quốc là một quốc gia có truyền thống trồng nhân sâm lâu đời và thúc đẩy sử dụng khoa học tài nguyên nhân sâm, đồng thời là động lực gia tăng chất lượng loại thảo dược này.