| Hotline: 0983.970.780

Trung Quốc nỗ lực mục tiêu tái đàn lợn

Thứ Năm 12/01/2023 , 09:30 (GMT+7)

Là nhà sản xuất và tiêu thụ thịt lợn lớn nhất thế giới, Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch tả lợn Châu Phi vào năm 2018 và đang quyết tâm khôi phục.

Một nhân công đang làm việc tại một trang trại lợn thông minh ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Ảnh: Chinadaily

Một nhân công đang làm việc tại một trang trại lợn thông minh ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Ảnh: Chinadaily

Theo chuyên gia Tony Wang, thuộc Cơ quan Phát triển Kinh tế Iowa (Mỹ), hiện Trung Quốc đang trên con đường gập ghềnh nhằm cố gắng tái đàn lợn trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn còn phức tạp, cùng với lạm phát và vô số các yếu tố khác.

Ông Wang cho biết, do sự tàn phá của dịch tả lợn Châu Phi (ASF), nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc đã tăng đáng kể từ năm 2019 đến năm 2021. Vào thời kỳ đỉnh cao năm 2020, Mỹ chiếm khoảng 14% lượng thịt lợn nhập khẩu của Trung Quốc.

Khi Trung Quốc dần dần khôi phục đàn lợn, lượng nhập khẩu thịt lợn của nước này đã giảm mạnh trong năm ngoái, mặc dù những tác động kéo dài của ASF kết hợp với ảnh hưởng của “chu kỳ lợn” và hoạt động đầu cơ thị trường khiến giá thịt lợn hiện tại đang khá cao (khoảng 4,6 USD/kg).

Mặc dù có thể gặp nhiều thách thức, nhưng Trung Quốc đã đặt ra các mục tiêu rõ ràng cho ngành chăn nuôi lợn của mình và đã bắt đầu tái đàn lợn của mình chủ yếu thông qua các phương pháp sau.

Chuyển đổi cơ cấu

Trung Quốc bắt đầu thắt chặt các quy định đối với ngành chăn nuôi lợn vào năm 2014 nhằm hạn chế tác động đến môi trường, đồng thời gia tăng hiệu quả và chất lượng. Dịch tả lợn Châu Phi cũng chính là một yếu tố để đẩy nhanh quá trình này, bằng cách giới chức ngành chăn nuôi nước này dựng lên các rào cản cao hơn để những người tham gia sân chơi trên thị trường nhỏ hơn có thể quay trở lại sau khi họ bị buộc rời khỏi thị trường.

Hiện tại, các gói hỗ trợ khuyến khích sản xuất vĩ mô đã được điều chỉnh nhằm hỗ trợ các trang trại chăn nuôi lợn quy mô- những trang trại có tỷ lệ giết mổ hàng năm tối thiểu là 500 con. Theo đó quy mô sản xuất càng lớn, càng nhận được những ưu đãi càng hào phóng. Trong khi đó, chính phủ Trung Quốc vẫn đang hướng dẫn và khuyến khích các trang trại nhỏ hơn tham gia cùng các nhà sản xuất lớn để được hỗ trợ và đào tạo kỹ thuật, đồng thời cung cấp thêm không gian cho những nhà sản xuất lớn vào cuộc.

Theo tiến sĩ Zhu Zengyong, thuộc Viện Khoa học Động vật (Viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc), các trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn ở Trung Quốc hiện chiếm khoảng 60% thị phần, với mục tiêu đạt 65% vào năm 2025, trong khi các trang trại nhỏ hơn và hộ chăn nuôi lợn cá thể đã giảm xuống từ hơn 90% năm 2001 lên khoảng 40% trong năm nay.

Hình thành cơ chế điều phối quốc gia

Người dân tham quan mô hình trang trại lợn thông minh của Công ty TNHH Chăn nuôi Chiết Giang Huateng tại Triển lãm Internet Thế giới năm 2022 ở tỉnh Chiết Giang vào tháng 11 năm 2022. Trang trại có thể thực hiện kiểm soát môi trường chuồng nuôi, cho ăn tự động và cảnh báo các hành vi bất thường của đàn heo bằng cách sử dụng các công nghệ 5G, dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo. Ảnh: Chinadaily

Người dân tham quan mô hình trang trại lợn thông minh của Công ty TNHH Chăn nuôi Chiết Giang Huateng tại Triển lãm Internet Thế giới năm 2022 ở tỉnh Chiết Giang vào tháng 11 năm 2022. Trang trại có thể thực hiện kiểm soát môi trường chuồng nuôi, cho ăn tự động và cảnh báo các hành vi bất thường của đàn heo bằng cách sử dụng các công nghệ 5G, dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo. Ảnh: Chinadaily

Chu kỳ sản xuất lợn không chỉ gây bất lợi cho ngành chăn nuôi lợn mà còn gây rủi ro cho an ninh lương thực quốc gia của Trung Quốc, bởi thịt lợn là loại protein chủ yếu ở Trung Quốc, chiếm trung bình hơn 60% tổng lượng thịt tiêu thụ. Việc chuyển đổi cơ cấu được đề cập trước đó sẽ giúp chính phủ có thể giám sát hoạt động sản xuất thịt lợn ở Trung Quốc dễ dàng hơn và cho phép chính phủ can thiệp một khi các thông số cụ thể dao động vượt quá mức quy định.

Ngoài ra, các biện pháp can thiệp thích ứng sẽ giúp bù đắp tác động của hoạt động nhập hoặc xuất khẩu của các chủ trang trại lợn nhỏ hơn khi giá thịt lợn biến động trong suốt cả năm. Điều này cũng đúng đối với việc triển khai các nỗ lực cải tiến kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn sinh học tốt hơn trong toàn ngành, thậm chí dọc theo chuỗi cung ứng, đặc biệt là chống lại dịch tả lợn Châu Phi. Mục tiêu là giảm thiểu những tác động của chu kỳ chăn nuôi lợn, đồng thời ổn định nguồn cung thịt lợn cho 1,4 tỷ người tiêu dùng trong nước.

Ứng dụng tiến bộ công nghệ

Trong giai đoạn 2020-2021, Trung Quốc đã nhập khẩu một lượng lớn lợn giống để phục hồi đàn lợn. Mỹ đóng vai trò quan trọng trong quá trình này, đặc biệt là trong năm 2021, Mỹ chiếm 38,78% lượng con giống nhập khẩu. Trong khi đó, Trung Quốc cũng đặt mục tiêu tự cung tự cấp 95% nguồn giống cho đàn lợn của mình vào năm 2035.

Hiện chính phủ Trung Quốc đang khởi xướng các cơ chế phối hợp giữa các doanh nghiệp, cơ quan chính phủ, trường đại học và tổ chức nghiên cứu để phát triển và thúc đẩy đổi mới công nghệ theo định hướng thị trường. Đây là các yếu tố sẽ thúc đẩy những tiến bộ trong công nghệ trong ngành chăn nuôi.

Các nhà sản xuất thịt lợn lớn ở Trung Quốc, như Muyuan Foods, Wen's & New Hope, hiện đều đang tăng gấp đôi hoạt động sản xuất- nghiên cứu (R&D) và đang hợp tác với nhiều trường đại học khác nhau để phát triển các công nghệ tốt hơn trong kiểm soát môi trường, thức ăn chăn nuôi và kiểm tra sức khỏe tự động…

Ngoài ra, Trung Quốc cũng đặt quyết tâm phát triển ngành chăn nuôi lợn trong nước và những giải pháp này có thể tạo ra nhiều cơ hội hơn nữa cho sự hợp tác quốc tế, như trao đổi nguồn thức ăn chăn nuôi cho các trang trại chăn nuôi lợn quy mô chuyển đổi, cùng với tiến bộ công nghệ giúp chống lại dịch bệnh tốt hơn.

(The Pig site)

Xem thêm
Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Mỹ lần đầu sử dụng máy bay ném bom tàng hình B-2 tấn công Houthi

Mỹ đã lần đầu tiên sử dụng máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit tấn công các kho vũ khí của lực lượng Houthi ở Yemen vào sáng 17/10.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.

Bình luận mới nhất