| Hotline: 0983.970.780

Trung Quốc tuyên bố không ngán đòn trừng phạt của Mỹ

Thứ Ba 11/08/2020 , 11:08 (GMT+7)

Trung Quốc một lần nữa gửi thông điệp rõ ràng tới Mỹ rằng, Bắc Kinh sẽ không nhân nhượng khi đối mặt với các đòn trừng phạt ngoại giao của Washington.

Ăn miếng, trả miếng

Tuyên bố trên của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên được loan đi, sau khi Bắc Kinh chính thức áp lệnh trừng phạt trả đũa đối với 11 nhà lập pháp và một số lãnh đạo các tổ chức phi chính phủ Mỹ vào chiều 10/8.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên. Ảnh: Global Times

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên. Ảnh: Global Times

Giới phân tích nhận định, động thái này rõ ràng là một đòn đáp trả “ăn miếng trả miếng”  đối với các lệnh trừng phạt của Mỹ được công bố cuối tuần trước, khi Washington áp đặt biện pháp tương tự đối với 11 quan chức cấp cao Trung Quốc, bao gồm cả Trưởng đặc khu Hong Kong Carrie Lam do liên quan đến đạo luật an ninh mới.

Tờ Thời báo Hoàn cầu, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc số ra hôm 11/8 đã có bài xã luận ca ngợi động thái đáp trả của Bắc Kinh là “đã chọn đúng mục tiêu và đưa ra phản ứng một cách rất quyết liệt”.

Theo các chuyên gia trong nước, mặc dù các biện pháp trừng phạt ngoại giao của Mỹ đối với Trung Quốc và ngược lại không có nhiều tác động thực sự, tuy nhiên xét trên bình diện ganh đua chính trị chắc chắn sẽ có những tác động rộng lớn.

“Các biện pháp trừng phạt của Mỹ đã bộc lộ sự ngạo mạn và mang tính dọa nạt phô trương, trong khi các biện pháp đối phó của Trung Quốc là thực hành nguyên tắc có đi có lại giữa các cường quốc và là một cam kết chắc chắn về tư thế của Trung Quốc. Điều này có nghĩa là ngày càng thấy rõ những gì mà phía Mỹ sẽ phải chuốc lấy từ các lệnh trừng phạt đáp trả mà nước này đã áp đặt đối với Trung Quốc”, bài xã luận viết.

Thời báo Hoàn cầu dẫn nguồn tin ngoại giao nói: “Việc đối đầu với Trung Quốc sẽ không có lợi ích gì cho Mỹ, cũng không giúp được gì cho uy tín và lòng tự trọng của họ mà chỉ khiến cho xã hội Trung Quốc mau trưởng thành mạnh mẽ hơn. Chúng ta hoàn toàn có thể đối phó với tác động của một cuộc tấn công tổng lực của Mỹ và người Trung Quốc tin chắc về điều đó”.

Ngày 10/8, Bắc Kinh đã áp lệnh trừng phạt 11 công dân Mỹ và tiếp ngay sau đó, cảnh sát Hong Kong đã tiến hành bắt giữ 10 người, trong đó có tỷ phú truyền thông Hong Kong Jimmy Lai Chee-ying. “Điều này đã truyền cảm hứng rất lớn cho xã hội Hong Kong. Nó cũng tiếp tục thúc đẩy niềm tin của toàn xã hội Trung Quốc. Trước sức ép của Mỹ, chính quyền trung ương và Hong Kong không hề e ngại bị đe dọa”, bài báo có đoạn.

Cũng trong ngày 10/8, các máy bay chiến đấu J-11 và J-10 của Quân Giải phóng Nhân dân đã bay qua cái gọi là "đường trung tuyến" của eo biển Đài Loan, động thái nhằm phản ứng lại chuyến công du Đài Loan của Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ nhân sinh Mỹ Alex Azar.

Trung Quốc sẽ trừng phạt nhiều người Mỹ giống như Mỹ đã trừng phạt Trung Quốc. Mỹ đã đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc và trục xuất các nhà ngoại giao và nhà báo Trung Quốc một cách trá hình. Đến lượt mình, Trung Quốc sẽ thực hiện các biện pháp có đi có lại đối với lãnh sự quán, các nhà ngoại giao và nhà báo Mỹ.

Sau nhiều vòng đấu, giờ đây logic và luận điểm tranh cãi Trung - Mỹ đã trở nên rõ ràng hơn. Nếu Washington muốn biến Hong Kong trở thành tâm điểm của cuộc chiến giữa hai cường quốc thì chắc chắn họ đã chọn nhầm chỗ.

Tâm điểm Đài Loan

Theo giới quan sát quốc tế, chuyến công du Đài Loan ​​của Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ nhân sinh Mỹ Alex Azar hôm 9/8, kéo dài bốn ngày, đánh dấu chuyến thăm cấp cao nhất của một quan chức chính phủ Mỹ trong hơn 4 thập kỷ được coi là phép thử chọc giận Bắc Kinh.

Nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn tiếp đón Bộ trưởng Y tế Mỹ Alex Azar hôm 10/8. Ảnh: RT

Nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn tiếp đón Bộ trưởng Y tế Mỹ Alex Azar hôm 10/8. Ảnh: RT

Trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân đã lên tiếng phản đối chuyến thăm của ông Azar, đồng thời kêu gọi Mỹ hãy tôn trọng nguyên tắc “một Trung Quốc” và chấm dứt mọi tương tác, liên lạc chính thức với eo biển Đài Loan. Ông Uông cũng cảnh báo, tiền lệ này cho thấy Washington có khả năng sẽ cử thêm nhiều quan chức từ các cơ quan nhạy cảm khác như đối ngoại và quốc phòng đến thăm hòn đảo.

Các nhà phân tích nhận định, những hành động khiêu khích tiềm tàng từ phía Mỹ có thể ngay lập tức làm leo thang căng thẳng với Trung Quốc và nguy cơ xảy ra xung đột quân sự sẽ gia tăng. Một khi Mỹ phớt lờ cảnh báo và lập trường cứng rắn của Trung Quốc về chủ quyền của họ đối với hòn đảo này, thì một cuộc chiến trong khu vực sẽ là điều khó tránh khỏi.

“Chính quyền eo biển sẵn sàng đóng quân bài trung thành nhất cho Mỹ và rất thích hợp tác với Mỹ để khiêu khích đại lục, và điều này cuối cùng có thể vượt qua “lằn ranh đỏ” do Bắc Kinh đặt ra, dẫn đến xung đột quân sự”, các nhà phân tích cho biết thêm.

Người phát ngôn Văn phòng Các vấn đề Đài Loan của Hội đồng Nhà nước ở thủ đô Bắc Kinh Ma Xiaoguang cảnh báo, chính quyền hòn đảo của bà Thái Anh Văn sẵn sàng "làm con tốt" cho Washington và thông đồng với Mỹ để tìm kiếm lợi ích chính trị, và điều này là "cực kỳ nguy hiểm và chắc chắn sẽ thất bại".

Phát biểu trong buổi tiếp xúc với nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn, ông Azar ca ngợi Đài Loan là "hình mẫu về sự minh bạch và hợp tác trong lĩnh vực y tế toàn cầu trong đại dịch Covid-19", đồng thời cho biết chuyến đi này là cơ hội để tăng cường hợp tác kinh tế và sức khỏe cộng đồng với hòn đảo.

Trong khi đó, ông Xin Qiang, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Mỹ tại Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải, cho biết chuyến thăm của ông Azar mang tính khiêu khích hơn trong bối cảnh căng thẳng quan hệ Trung - Mỹ và quan hệ hai bờ eo biển, và nó sẽ kích hoạt phản ứng cứng rắn từ đại lục.

Theo giới chuyên gia, trước đó chính quyền của ông Trump đã tăng cường các chính sách dằn mặt Bắc Kinh trên một loạt mặt trận, bao gồm chiến tranh thương mại, vấn đề Biển Đông, Hong Kong, Đài Loan và Tân Cương, cũng như trò chơi đổ lỗi về nguồn gốc của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên có thể nói, "quân bài Đài Loan" là công cụ hiệu quả, nhạy cảm và quan trọng nhất để khiêu khích đại lục.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm