| Hotline: 0983.970.780

Trung Quốc và bài toán ngăn tiêu thụ động vật hoang dã

Thứ Bảy 21/03/2020 , 13:10 (GMT+7)

Cuối tháng 2, Trung Quốc áp lệnh cấm tạm thời với hành vi nuôi và tiêu thụ “động vật trên cạn có giá trị quan trọng về sinh thái, khoa học và xã hội”.

Văn hóa tiêu thụ động vật hoang dã đã ăn sâu vào xã hội Trung Quốc, không chỉ dùng làm thức ăn mà còn sử dụng trong y học. Ảnh: Reuters.

Văn hóa tiêu thụ động vật hoang dã đã ăn sâu vào xã hội Trung Quốc, không chỉ dùng làm thức ăn mà còn sử dụng trong y học. Ảnh: Reuters.

Tuy nhiên, xóa bỏ hoàn toàn buôn bán động vật hoang dã không hề đơn giản. Văn hóa tiêu thụ động vật hoang dã đã ăn sâu vào xã hội Trung Quốc, không chỉ dùng làm thức ăn mà còn sử dụng trong y học, may mặc, trang trí và thậm chí là vật nuôi.

Dù vẫn chưa rõ loài động vật nào truyền SARS-CoV-2 sang người - có thể là dơi, rắn hay tê tê, Trung Quốc hiểu họ cần phải đưa việc buôn bán động vật hoang dã vào tầm kiểm soát nếu muốn ngăn một đợt bùng phát dịch khác.

Đây cũng không phải lần đầu tiên Trung Quốc thử kiểm soát hoạt động này. Năm 2003, cầy hương bị cấm nuôi và phải tiêu hủy hàng loạt sau khi loài vật này được cho là nguồn truyền virus gây Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) cho người. Thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông cấm buôn bán rắn sau đợt bùng phát dịch SARS.

Ngày nay, những món ăn sử dụng thịt động vật hoang dã vẫn tồn tại ở nhiều khu vực.

Giới chuyên gia y tế công cộng nhận định lệnh cấm là bước đi quan trọng đầu tiên và kêu gọi Bắc Kinh nắm lấy cơ hội này để xóa bỏ các lỗ hổng như dùng động vật hoang dã làm thuốc, bắt đầu thay đổi văn hóa tại Trung Quốc.

Chợ bán đủ loại động vật

Chợ hải sản Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, được cho là nơi Covid-19 xuất hiện đầu tiên, không chỉ bán cá. Rắn, lửng chó, nhím và hươu chỉ là vài ví dụ về các mặt hàng ở đây, theo CNN. Một số con vật bị mổ xẻ ngay trước khách mua. Giới khoa học tin một trong những loài vật trên đã lây SARS-CoV-2 sang người. 

Trung Quốc còn có hàng trăm chợ tương tự chợ hải sản Vũ Hán. Nguy cơ bùng phát dịch bệnh xuất hiện khi nhiều loài động vật từ nhiều môi trường sống được đặt gần nhau.

“Chúng đều mang trong cơ thể các loại virus riêng”, Leo Poon, giáo sư virus tại Đại học Hong Kong, nói. “Các virus đó có thể chuyển từ loài này sang loài khác. Loài khác đó có thể là ‘bộ khuếch đại’, gia tăng số lượng virus nhờ môi trường ẩm ướt ở chợ”.

Nguy cơ virus lây sang người gia tăng theo số lượng người đến chợ mỗi ngày, theo Poon.

Poon là một trong số những nhà khoa học đầu tiên giải mã thành công virus gây bệnh SARS trong đại dịch cùng tên năm 2003. SARS có liên quan đến cầy mèo bán làm thực phẩm tại một chợ ở Quảng Châu nhưng Poon cho biết các nhà nghiên cứu tin SARS đã chuyển từ cầy mèo sang các loài khác.

“Cầy mèo nuôi không có virus, tức là chúng nhiễm virus từ loài khác tại chợ”.

Chợ hải sản Vũ Hán, được cho là nơi Covid-19 bùng phát đầu tiên. Ảnh: New York Post.

Chợ hải sản Vũ Hán, được cho là nơi Covid-19 bùng phát đầu tiên. Ảnh: New York Post.

Sức mạnh và địa vị

Annie Huang, sinh viên cao đẳng 24 tuổi đến từ tỉnh Quảng Tây, miền nam Trung Quốc, thường xuyên cùng gia đình đến ăn tại các nhà hàng có động vật hoang dã trong thực đơn.

Huang nói ăn động vật hoang dã, như lợn rừng và công, được cho là tốt cho sức khỏe bởi thực khách cũng hấp thụ sức mạnh và sự bền bỉ của loài đó.

Các loài động vật hoang dã còn là biểu tượng địa vị.

“Động vật hoang dã rất đắt. Thết đãi ai đó bằng món ăn động vật hoang dã có thể coi là bạn đang ‘nộp cống vật’ cho họ”, Huang cho biết. Một con công có thể có giá 800 nhân dân tệ (144 USD).

Huang không tin lệnh cấm sẽ có hiệu lực lâu dài. “Hoạt động buôn bán có thể suy giảm trong vài tháng nhưng sau một thời gian, tình hình sẽ trở lại như cũ”.

Bắc Kinh chưa công bố danh sách đầy đủ các loài nằm trong lệnh cấm. Dựa trên Luật Bảo vệ Động vật hoang dã hiện tại của Trung Quốc coi sói, cầy mèo và chim săn mồi là động vật hoang dã và nhấn mạnh nhà chức trách “cần hành động” để bảo vệ chúng.

Lệnh cấm mới không bao gồm “gia súc” và bồ câu, thỏ.

Phần còn lại của các con gấu đen được cảnh sát phát hiện và tịch thu ở Mianyang, Tứ Xuyên. Ảnh: China Daily.

Phần còn lại của các con gấu đen được cảnh sát phát hiện và tịch thu ở Mianyang, Tứ Xuyên. Ảnh: China Daily.

Thị trường tỷ USD

Nỗ lực kiểm soát dịch bệnh lây lan bị cản trở bởi thực tế là thị trường động vật, đặc biệt là động vật hoang dã, ở Trung Quốc rất lớn.

Báo cáo năm 2017 từ Học viện Kỹ thuật Trung Quốc cho thấy tổng giá trị thị trường động vật hoang dã tại nước này là hơn 73 tỷ USD với hơn 1 triệu người tham gia.

Sau khi Covid-19 xuất hiện hồi tháng 12/2019, 7 tỉnh Trung Quốc đã đóng cửa hoặc cách ly gần 20.000 trại nuôi động vật hoang dã, đặc biệt là nơi nuôi công, cáo, hươu và rùa.

Hiện chưa rõ lệnh cấm mới sẽ ảnh hưởng thế nào đến tương lai lĩnh vực kinh doanh này. Một số dấu hiệu cho thấy người dân Trung Quốc cũng đã thay đổi thói quen ăn uống từ trước khi dịch bệnh bùng phát.

Nghiên cứu do Đại học Sư phạm Bắc Kinh và Hiệp hội Bảo tồn Động vật hoang dã thực hiện năm 2012 nhận thấy tại các thành phố lớn của Trung Quốc, chỉ 1/3 người được hỏi từng sử dụng động vật hoang dã làm thức ăn, thuốc hoặc quần áo, giảm nhẹ so với lần thăm dò năm 2004.

Tuy nhiên, hơn 52% người được hỏi nhất trí rằng không nên tiêu thụ động vật hoang dã. Tỷ lệ này còn cao hơn ở Bắc Kinh, lên tới 80%. Con số này hồi năm 2004 là 42%.

Từ khi Covid-19 bùng phát, xu hướng lên án buôn bán động vật, kêu gọi trấn áp hành vi này gia tăng. Nhóm 19 học giả đến từ Học viện Kỹ thuật Trung Quốc và nhiều trường đại học hàng đầu còn ra tuyên bố chung cho rằng buôn bán động vật hoang dã nên được coi là “vấn đề an ninh công cộng”.

Thay đổi văn hóa

Quốc hội Trung Quốc sẽ họp vào cuối năm nay để chỉnh sửa Luật Bảo vệ Động vật hoang dã. Người phát ngôn Ủy ban Thường trực quốc hội Trung Quốc nói lệnh cấm hiện tại chỉ mang tính tạm thời cho đến khi có dự thảo sửa đổi để thông qua.

Poon cho rằng chính phủ Trung Quốc đang có quyết định lớn cần phải đưa ra về việc chính thức chấm dứt nạn buôn bán động vật hoang dã hay đưa ra lựa chọn khác an toàn hơn.

“Nếu tiêu thụ động vật hoang dã là một phần văn hóa Trung Quốc, họ vẫn muốn sử dụng một loài nào đó, Bắc Kinh có thể tiếp tục giữ truyền thống, không sao cả”, Poon nói. “Nhưng họ sẽ phải đưa ra chính sách khác để cung cấp thịt loài vật một cách an toàn”.

Một lệnh cấm hoàn toàn có thể làm dấy lên nhiều câu hỏi và vấn đề. Theo chủ tịch Peter Daszak của tổ chức phi lợi nhuận Ecohealth Alliance, nếu thị trường chính thống bị cấm ở các thành phố, thị trường chợ đen tại các vùng nông thôn, dễ che giấu hơn, sẽ mọc lên. Việc tiêu thụ và làm thuốc ngầm có thể trở lên nguy hiểm hơn nữa.

“Và rồi virus sẽ bùng phát từ khu vực nông thôn”, Daszak nói. “Mọi người sẽ không báo cáo nhà chức trách vì họ làm ăn phi pháp”.

Poon nhận định hiệu quả của lệnh cấm phụ thuộc vào mức độ kiên quyết của chính phủ.

“Văn hóa không thể thay đổi qua một đêm”, ông nói.

 

(Kiến thức gia đình số 12)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm