| Hotline: 0983.970.780

Trung tâm chẩn đoán Thú y TW đạt tiêu chuẩn Phòng xét nghiệm ATSH cấp III

Thứ Sáu 11/08/2023 , 18:44 (GMT+7)

Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương vừa được Bộ Y tế cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn Phòng xét nghiệm An toàn sinh học cấp III. 

Các cán bộ của Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương đang thực hiện xét nghiệm virus SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Real-time RT PCR. Ảnh: DAH.

Các cán bộ của Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương đang thực hiện xét nghiệm virus SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Real-time RT PCR. Ảnh: DAH.

Ngày 7/8, Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương được Bộ Y tế cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn Phòng xét nghiệm An toàn sinh học cấp III. Giấy chứng nhận có giá trị 1 năm kể từ ngày cấp. 

Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương được khánh thành từ năm 2018, là công trình đầu tiên thuộc Dự án ODA không hoàn lại của Chính phủ Hàn Quốc. 

Đây là một trung tâm chuyên ngành của Cục Thú y, phòng tham chiếu về chẩn đoán thú y trên cả nước có nhiệm vụ chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật, tham mưu cho Cục Thú y về phòng chống dịch bệnh; Góp phần cung cấp thông tin, kịp thời chính xác về tình hình dịch bệnh, giúp cho các chi cục thú y trên cả nước trong quá trình chẩn đoán, xét nghiệm. Đồng thời, Trung tâm cũng là nơi đầu tiên trên cả nước chẩn đoán và phát hiện bệnh cúm gà, lở mồm long móng và tai xanh ở Việt Nam.

Việt Nam hiện mới có 4 Phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh và 1 Phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III thuộc lĩnh vực nông nghiệp.

Phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III là phòng xét nghiệm có mức độ an toàn sinh học đứng thứ 3 trong thang an toàn sinh học 4 cấp độ. Cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp III được thực hiện xét nghiệm đối với các loại vi sinh vật thuộc nhóm 1 (chưa hoặc ít có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể và cộng đồng), nhóm 2 (có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể ở mức độ trung bình nhưng nguy cơ cho cộng đồng ở mức độ thấp) và nhóm 3 (có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể cao nhưng nguy cơ cho cộng đồng ở mức độ trung bình). 

Bên cạnh đó, các khu xét nghiệm cần đảm bảo yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự, quy định thực hành. 

Vừa qua, tại Hội thảo hướng dẫn về an toàn và an ninh sinh học của quốc gia và quốc tế đối với các phòng xét nghiệm, phòng gây bệnh động vật an toàn sinh học cấp III, ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Thú y nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý nguy cơ sinh học tại các phòng xét nghiệm thú y khi làm việc với các mầm bệnh nguy hiểm trên động vật, các mầm bệnh có thể lây truyền từ động vật sang người.

Theo ông Nguyễn Văn Long, hiện một số vấn đề quy định liên quan đến quản lý an toàn sinh học cho phòng xét nghiệm do ngành y tế xây dựng để áp dụng chung cho các phòng xét nghiệm làm việc với các vi sinh vật nguy hiểm.

Tuy nhiên, các quy định này còn có điểm quy định chưa phù hợp với đặc thù cho các hoạt động xét nghiệm trong lĩnh vực thú y. Nhất là đối với các mầm bệnh nguy hiểm chỉ gây bệnh cho động vật, cũng như chưa đầy đủ các quy định quản lý đối với các phòng thử nghiệm gây bệnh cho động vật ở cấp độ an toàn sinh học cấp độ III.

Xem thêm
‘Đòn bẩy’ nuôi gà thả đồi

Mô hình liên kết nuôi gà thịt gắn với tiêu thụ tại Hoài Ân là ‘đòn bẩy’ thúc đẩy chăn nuôi gà thả đồi giai đoạn 2022 - 2026 theo chính sách khuyến khích của Bình Định.

Dư địa lớn để Sơn La sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Với trên 210 nghìn ha trồng trọt, tỉnh Sơn La mới chỉ có hơn 51ha trồng rau trong nhà màng công nghệ cao, chiếm 0,02% tổng diện tích.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.