| Hotline: 0983.970.780

Trung tâm cứu hộ gấu tại Bạch Mã tiếp nhận 2 cá thể gấu đầu tiên

Thứ Hai 02/10/2023 , 21:56 (GMT+7)

Hai cá thể gấu vừa được Tổ chức Động vật Châu Á cứu hộ đưa về Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam cơ sở II tại Vườn quốc gia Bạch Mã, Thừa Thiên - Huế.

Hai cá thể gấu được gia đình chăm sóc từ năm 2006 với mục đích thương mại, thời gian nuôi nhốt gần 20 năm. Ảnh: Animals Asia.

Hai cá thể gấu được gia đình chăm sóc từ năm 2006 với mục đích thương mại, thời gian nuôi nhốt gần 20 năm. Ảnh: Animals Asia.

Ngày 2/10, Tổ chức Động vật Châu Á và Chi cục Kiểm lâm Hà Nội đã thực hiện cứu hộ toàn bộ 2 cá thể gấu từ một hộ gia đình tại xã Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ, Hà Nội. Hộ gia đình này tự nguyện viết đơn chuyển giao và không đòi hỏi bất cứ một nguồn kinh phí nào của Nhà nước cũng như các đơn vị.

Chi cục Kiểm lâm Hà Nội đồng hành hỗ trợ mọi thủ tục bàn giao và phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Động vật Châu Á trong công tác cứu hộ gấu, đưa gấu về Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam, cơ sở mới xây dựng tại Vườn quốc gia Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Hai cá thể gấu được gia đình chăm sóc từ năm 2006 với mục đích thương mại. Tính tới nay, chúng đã sống trong điều kiện nuôi nhốt gần 20 năm, trong khi tuổi tự nhiên của gấu là từ 30 - 35 năm tuổi.

Tổ chức Động vật Châu Á đã thực hiện biện pháp ghép lồng vận chuyển với lồng hiện tại và dụ gấu sang lồng bằng các đồ ăn mà chúng yêu thích như chuối, quả khô, mứt, sữa đặc và mật ong. Gấu nuôi đã nhiều năm, phần lớn chúng đều bị rụng lông và có những vệt mất da.

Hai gấu đều rất linh hoạt, đáp ứng tốt với các tương tác của các chuyên gia chăm sóc gấu và nhanh chóng bước sang lồng vận chuyển. Tuy nhiên, chỉ khi khám sức khoẻ cụ thể sau khi về Trung tâm Cứu hộ, các bác sỹ thú y mới có thể đánh giá được chính xác tình trạng sức khoẻ của gấu.

Hai cá thể gấu được đặt tên là Amstrong (gấu đực) và Buzz (gấu cái) - tên của hai phi hành gia đầu tiên đặt chân lên mặt trăng. Ảnh: Animals Asia.

Hai cá thể gấu được đặt tên là Amstrong (gấu đực) và Buzz (gấu cái) - tên của hai phi hành gia đầu tiên đặt chân lên mặt trăng. Ảnh: Animals Asia.

Hai cá thể gấu được đặt tên là Amstrong (gấu đực) và Buzz (gấu cái), tên của hai phi hành gia đầu tiên đặt chân lên mặt trăng, để kỉ niệm hai gấu mặt trăng, hai cư dân đầu tiên của Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam II.

Cuối giờ sáng cùng ngày, đoàn cứu hộ lên đường di chuyển gần 800 km từ Phụng Thượng về Vườn quốc gia Bạch Mã. Cứ 2 - 3 tiếng đi trên đường, nhân viên chăm sóc sẽ kiểm tra và tiếp nước, lá chuối và cho gấu ăn để đảm bảo sức khỏe tốt cho gấu. Dự kiến, đoàn sẽ về tới Vườn quốc gia Bạch Mã vào chiều ngày mai (3/10).

Đây sẽ là 2 cá thể gấu đầu tiên được đưa về Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam cơ sở Vườn quốc gia Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam II đã hoàn thiện xây dựng giai đoạn 1 với khu cơ sở vật chất, bệnh viện, khu cách ly tạm thời và 2 nhà gấu đôi với 4 khu bán tự nhiên.

Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam II đặt tại Vườn quốc gia Bạch Mã đã hoàn thành xây dựng cơ sở vật chất. Ảnh: Animals Asia.

Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam II đặt tại Vườn quốc gia Bạch Mã đã hoàn thành xây dựng cơ sở vật chất. Ảnh: Animals Asia.

Tổ chức Động vật Châu Á đang phát động chiến dịch gây quỹ trên toàn thế giới, với khẩu hiệu #Nobearleftbehind – Không để một cá thể gấu nào bị bỏ lại phía sau, vì mục tiêu cứu hộ toàn bộ các cá thể gấu trong các trại nuôi nhốt tại Việt Nam.

Nhờ sự vận động và tuyên truyền hiệu quả, trong vòng 2 năm gần đây, Tổ chức Động vật Châu Á và Chi cục Kiểm lâm Hà Nội đã vận động cứu hộ được 16 cá thể gấu. Đây cũng là chuyến cứu hộ thứ 7 trong năm 2023 của Tổ chức Động vật Châu Á.

Trước đó, từ đầu năm nay, 6 gấu ngựa từ Phụng Thượng về với Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam ở Vườn quốc gia Tam Đảo. Theo thông tin từ Hạt kiểm lâm số 5, Chi cục Kiểm lâm Hà Nội, trong địa bàn hạt quản lý, thì Huyện Phúc Thọ còn 97 cá thể gấu nuôi nhốt trong 15 cơ sở và các cơ quan chức năng vẫn triển khai vận động, kiểm tra định kỳ thường xuyên tới các hộ nuôi gấu.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Trồng 33.000 cây xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Các đơn vị trồng mới 33.000 cây, trong đó 3.000 cây bản địa (cây mỡ) và 30.000 cây keo tại vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm