| Hotline: 0983.970.780

Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM: “Bà mối” của người lao động và doanh nghiệp

Thứ Hai 28/12/2020 , 12:09 (GMT+7)

Tạo điều kiện cho người lao động, doanh nghiệp kết nối cùng nhau, Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM phối hợp các đơn vị thường xuyên tổ chức các sàn giao dịch việc làm.

Doanh nghiệp 'săn' người lao động tại sàn giao dịch việc làm do Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM tổ chức. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Doanh nghiệp "săn" người lao động tại sàn giao dịch việc làm do Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM tổ chức. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Tổ chức 97 phiên giao dịch việc làm

Theo ông Đặng Minh Sự, Trưởng phòng Giáo dục nghề nghiệp, Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP.HCM, do tác động của dịch bệnh Covid-19 trong thời gian vừa qua đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình lao động - việc làm của người lao động không chỉ ở thành phố Hồ Chí Minh mà khắp cả nước cũng rơi vào khủng hoảng.

Là thành phố lớn, đông dân nhất nhất cả nước, trong năm 2020, số người trong độ tuổi lao động trên địa bàn thành phố là 6.318.938 người (chiếm 70,06% trên tổng dân số, trong đó số người trong độ tuổi thanh niên là 2.446.752 người). Vì vậy, vấn đề gaiir quyết việc làm để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội là điều được các sở, ngành, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm.

Từ đó, các thành phần kinh tế hoạt động trên địa bàn thành phố đã thu hút 306.992 người vào làm việc, trong đó số chỗ việc làm mới được tạo ra cho 136.729 người.

Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM hỗ trợ tư vấn bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM hỗ trợ tư vấn bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Trên địa bàn TP.HCM các tổ chức dịch vụ việc làm công lập là Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM và trung tâm dịch vụ việc làm Thanh niên, còn có 122 doanh nghiệp dịch vụ việc làm. Nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp TP.HCM tập trung chủ yếu ở các nhóm nghề như kinh doanh - thương mại, tài chính - kế toán, dịch vụ tư vấn chăm sóc khách hàng, dịch vụ phục vụ, chế biến lương thực - thực phẩm, công nghệ thông tin, kinh doanh tài sản – bất động sản…

Nhằm tạo điều kiện cho người lao động, đặc biệt là người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, các bạn sinh viên học sinh, bộ đội xuất ngũ có nhu cầu tìm việc tiếp cận nhanh chóng, dễ dàng với thông tin tuyển dụng của các doanh nghiệp; tham gia nộp hồ sơ, phỏng vấn trực tiếp với doanh nghiệp; đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm “ứng viên đạt chuẩn”, Trung tâm dịch vụ việc làm (Trung tâm DVVL) TP.HCM thuộc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM thường xuyên tổ chức các phiên giao dịch việc làm, sàn giao dịch việc làm cố định và online.

Với việc kiểm soát tốt dịch bệnh cùng với việc triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy duy trì, ổn định việc làm cho người lao động, nhìn chung, tình hình lao động, việc làm và thu nhập của người lao động hiện đã cải thiện hơn so với thời điểm mới xuất hiện dịch bệnh Covid-19.

Đến nay, các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM đang vào giai đoạn phục hồi, ổn định và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, nhu cầu nhân lực, đặc biệt là nhân lực có chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp luôn được quan tâm để giúp doanh nghiệp nhanh chóng quay trở lại trạng thái hoạt động giống như khi chưa xuất hiện dịch.

Cũng theo ông Đặng Minh Sự, trong năm 2020, Trung tâm DVVL TP.HCM đã phối hợp với các đơn vị tổ chức 97 phiên giao dịch việc làm cho thanh niên, công nhân, bộ đội xuất ngũ, sinh viên, người lao động thất nghiệp đang hưởng trợ cấp thất nghiệp...

Trong đó, số người được tư vấn việc làm là 575.000 lượt người, số người được giới thiệu việc làm là 169.000 lượt người, số người nhận được việc làm 83.000 người thuộc các ngành tài chính, kế toán, văn phòng, chứng khoán, bất động sản, may mặc, kỹ thuật, cơ khí, kinh doanh, quản lý, lao động phổ thông…

Đẩy mạnh hoạt động thông tin thị trường lao động

Có mặt tại Sàn giao dịch việc làm do Trung tâm DVVL TP.HCM tổ chức tại số 153 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 17, Quận Bình Thạnh, ông Lê Đình Hà, Trưởng phòng nhân sự Công ty Thế giới Skinfood cho biết, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, khiến cho người tiêu dùng có xu hướng chuyển qua hình thức mua hàng online nhiều hơn. Chính vì vậy, công ty đã có chiến lược phát triển về thương mại điện tử.

“Sắp tới, công ty sẽ mở rộng chuỗi cửa hàng, showroom trên địa bàn TP.HCM, do đó nhu cầu tuyển dụng người lao động là bổ sung tương đối với các chức danh có đào tạo và chưa qua đào tạo như quản lý, kế toán, marketing, quản lý fanpage facebook, quản lý xuất nhập khẩu, nhân viên bán hàng, kho... Thông qua "bà mối" - sàn giao dịch việc làm của Trung tâm DVVL TP.HCM chúng tôi cũng mong muốn tìm được các ứng cử viên phù hợp với các vị trí mà công ty đang tuyển dụng”, ông Lê Đình Hà chia sẻ.

Ông Đặng Minh Sự, Trưởng phòng Giáo dục nghề nghiệp, Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP.HCM cho rằng, thời gian tới các đơn vị cần có các giải pháp để thúc đẩy phát triển thị trường lao động thông qua việc tiếp tục xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin thị trường lao động giai đoạn 2021-2025; gắn hoạt động dự báo nhu cầu nhân lực với công tác giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu xã hội; đẩy mạnh hoạt động thông tin thị trường lao động giúp người lao động, người sử dụng lao động có định hướng về nghề nghiệp, kế hoạch nâng cao chất lượng nhân lực; mở rộng độ bao phủ, tần suất và phương thức tổ chức thực hiện các hoạt động kết nối cung - cầu lao động thông qua sàn giao dịch/ phiên giao dịch việc làm; thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp, tư vấn - giới thiệu việc làm gắn với nâng cao chất lượng việc làm giúp người lao động nhanh chóng quay lại thị trường lao động.

Người lao động tìm kiếm việc làm, tư vấn thất nghiệp… có thể đến trụ sở của Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM tại địa chỉ 153 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 17, Quận Bình Thạnh và các chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp gần nhất thuộc quận 4, 6, 9, 12, Tân Bình và cơ sở hai của Trung tâm tại Củ Chi.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

Kỷ niệm 10 năm thành lập Công ty cổ phần BIGRFEED Hưng Yên

Ngày 21/4, Công ty cổ phần BIGRFEED Hưng Yên (xã Lý Thường Kiệt, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) tổ chức kỷ niệm 10 năm thành lập.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm