| Hotline: 0983.970.780

Trung tâm điều dưỡng tâm thần thành trại lợn để giám đốc tăng gia?

Thứ Sáu 12/08/2016 , 08:59 (GMT+7)

Nói là nuôi lợn tăng gia để có thêm thu nhập, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, vậy nhưng lợi cho cán bộ thì không thấy đâu, chỉ thấy vợ giám đốc luôn hồ hởi về quê nhập lợn hơi rồi bán “khống” khối lượng cho cán bộ Trung tâm vỗ béo.

Giàu vì vợ....

Thành lập hẳn một Ban Đời sống chuyên để quán xuyến việc chăn lợn tại Trung tâm điều dưỡng và phục hồi chức năng tâm thần tỉnh Thái Nguyên. Vô hình chung ông Dương Xuân Hưng - GĐ Trung tâm đã biến các cán bộ thuộc Sở LĐ-TB&XH trở thành nhân viên chăn lợn.

Khi thành lập, ông Hưng nhận ngay chức trưởng ban và úy lạo nhân viên trong đơn vị rằng đây là nhiệm vụ chính trị, vì lợi ích của tập thể nhưng kì thực thì lợi ích tập thể ấy đã bị triệt tiêu ngay từ khi bà Trần Thị Kiệm, vợ của ông hăng hái tham gia. Và với sự góp sức đắc lực của vợ, nhiệm vụ chính trị mà ông Hưng vẽ ra chính là thêm cho Trung tâm điều dưỡng và phục hồi chức năng tâm thần một chức năng mới. Chức năng “vỗ béo và giết mổ lợn”, biến một phần của Trung tâm trở thành trang trại lợn của gia đình.

Thực hiện chức năng này, bà Kiệm giành được quyền đảm nhiệm khâu đầu tiên, cũng là khâu quan trọng nhất “mua gom lợn”. Lợn do phu nhân của giám đốc nhập về thường vào lúc nhân viên “đi vắng” nên không ai cân lại, không biết khối lượng là bao nhiêu. Phu nhân chỉ thông báo tiền nhập lợn lứa này hết 100 triệu hay 200 triệu là kế toán đời sống cứ thế làm phiếu chi đưa cho giám đốc kí duyệt.

Lợn được bà Kiệm nhập vào Trung tâm sẽ được cán bộ Ban Đời sống vỗ béo một thời gian rồi mới mang đi giết mổ bán với giá lợn “sạch” được nuôi bằng cơm thừa, canh cặn của bệnh nhân.

Trải qua nhiều năm cống hiến cho “nhiệm vụ chính trị” chăn lợn, cán bộ Ban Đời sống gần như chẳng được lợi ích gì bởi hàng tuần, cứ vào ngày chẵn thứ 2, thứ 4, thứ 6 là cán bộ Trung tâm mổ lợn bán sau mỗi lần xuất ra, thu vào hàng trăm triệu tiền bán lợn nhưng số tiền nhập vào Quỹ Đời sống chẳng được bao nhiêu.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc nâng cao đời sống cho cán bộ Trung tâm sau nhiều năm tăng gia chăn lợn, ông Hưng nói: “Thì đến kì lễ tết anh cũng cố gắng chia thêm cho anh em mỗi người 100 - 200 ngàn đồng”. Số tiền trong Quỹ Đời sống ông Hưng cũng khẳng định không có nhiều và viện cớ kế toán đi vắng nên không thể cung cấp số liệu cụ thể.

 

Nhập nhèm tiền thực phẩm của bệnh nhân?

Hàng tuần, lợn vẫn thịt đều nhưng ông Tạ Hồng Sơn, Trưởng phòng Tổ chức hành chính vẫn kê khai vào bảng kê mua hàng, mua những loại thực phẩm cho bếp ăn bệnh nhân trong đó có mua thịt lợn ba chỉ, thịt nạc ngoài chợ Đán với giá cao hơn so với giá thịt lợn bán ra ngay tại Trung tâm.

17-51-32_thn-kinh
Chế biến thịt tại Trung tâm

 

Để minh chứng rõ hơn, xin dẫn một ngày đầu tháng 10/2015, lợn nuôi tại Trung tâm được thịt bán ra, số tiền bán thịt thu về 3.745.400đ, nhưng trong bảng kê mua hàng do ông Tạ Hồng Sơn tự lập lại ghi 2/15 đơn hàng mua vào phục vụ bếp ăn bệnh nhân, trong đó có thịt lợn móc hàm mua ngoài chợ Đán 30kg, đơn giá 70.000đ, thành tiền là 2.100.000đ; thịt nạc 06kg, đơn giá 95.000đ, thành tiền là 570.000đ với tổng số tiền của 15 đơn hàng cộng lại là 5.300.400đ và cứ đều đặn như vậy, thực phẩm phục vụ bếp ăn bệnh nhân được mua không thiếu một ngày nào trong tháng.

Từ bảng kê mua hàng thực phẩm cho bếp ăn bệnh nhân do ông Sơn tự kê khai này, sau đó được ghi lại trên hai bảng kê mua hàng khác nhau dành cho bệnh nhân hưởng theo quyết định và bệnh nhân tự nguyên; trong đó, bệnh nhân hưởng theo quyết định ghi: Thịt ba chỉ mua ngoài chợ Đán được ghi tăng lên là 33kg, đơn giá 85.000đ, thành tiền là 2.805.000đ; thịt nạc 6kg, đơn giá 100.000đ, thành tiền là 600.000đ. Tổng 12 đơn hàng thực phẩm mua vào là 5.945.000đ.

Còn trong bảng kê mua hàng cho bệnh nhân tự nguyện mua thịt ba chỉ lại tăng thêm 4kg nữa, đơn giá là 85.000đ, thành tiền là 340.000đ, tổng 4 đơn hàng với số tiền là 522.000đ.

Vậy thực chất người bệnh ăn gì, tiền chênh lệch từ các khoản nêu trên là bao nhiêu, đời sống cán bộ nhân viện được cải thiện như thế nào thì rất cần có sự vào cuộc kiểm tra làm rõ của các cơ quan chức năng tỉnh Thái Nguyên.

Xem thêm
Ngành tôm toàn cầu sẽ tăng trưởng khiêm tốn trong năm 2024

Các thị trường quan trọng như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ có sự cải thiện nhẹ về nhu cầu tiêu thụ tôm, nhưng khó khăn vẫn còn nhiều.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Hoàng Anh Gia Lai sẽ trồng thêm 2.000ha chuối trong năm 2024

TP.HCM Bầu Đức cho biết, năm 2024 không thoái vốn, cố gắng xóa nợ và rất thận trọng trong đầu tư, tiếp tục kiên trì với 'hai cây, một con' gồm chuối, sầu riêng và heo.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Bình luận mới nhất