| Hotline: 0983.970.780

Trung tâm Giống chăn nuôi Nghệ An: Một năm nhìn lại

Thứ Hai 05/01/2015 , 09:08 (GMT+7)

Năm 2014, bằng chính sách trợ giá giống gốc của UBND tỉnh, Trung tâm đã thực hiện một cách hiệu quả trên 4 đối tượng chăn nuôi gồm lợn, bò vàng, gia cầm và thủy cầm.

Đánh giá về lĩnh vực chăn nuôi ở Nghệ An trong năm 2014, ông Trần Văn Chất, Giám đốc Trung tâm Giống chăn nuôi của tỉnh cho biết: Năm qua, lĩnh vực chăn nuôi, thú y ở Nghệ An gặp không ít khó khăn, dịch bệnh gia súc, gia cầm thường xuyên xảy ra, giá cả thị trường biến động, các sản phẩm chăn nuôi không tiêu thụ được...

Đây là lý do giải thích vì sao tổng đàn trâu, bò, gia cầm... 6 tháng đầu năm 2014 trên toàn tỉnh bị giảm đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái.

Được sự quan tâm kịp thời của UBND tỉnh và Sở NN-PTNT nên Nghệ An áp dụng một số chính sách khuyến khích để người chăn nuôi có cơ hội tái đàn nhằm đưa chăn nuôi trở lại quỹ đạo của nó.

Nhờ vậy, kết thúc năm 2014, Nghệ An đã giữ được nhịp độ tăng trưởng và vượt kế hoạch được giao ở nhiều chỉ tiêu. Trong đó, đáng chú ý là đàn trâu tăng thêm 4.284 con, đàn bò tăng 8.792 con so với năm ngoái. Riêng đàn bò sữa HF đã vượt qua con số 42.000 con.

Có thể nói, nhờ triển khai mạnh mẽ các chính sách phát triển chăn nuôi, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc phát triển đàn lợn ngoại hướng nạc; tạo giống đàn bò và cải tiến giống trâu hiện có trên địa bàn... nên năm 2014, Nghệ An đã chủ động trong việc phối kết hợp với các cơ quan liên quan từ TW đến địa phương huy động các nguồn vốn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Theo báo cáo của Trung tâm Giống chăn nuôi Nghệ An, năm 2014 lực lượng dẫn tinh viên trong toàn tỉnh đã phối giống thành công cho gần 20.000 con bò Zê bu; 1.322 con trâu, 208 con bò sữa và hàng chục ngàn con lợn bằng nguồn tinh do Trung tâm tự SX.

Năm 2014, bằng chính sách trợ giá giống gốc của UBND tỉnh, Trung tâm đã thực hiện một cách hiệu quả trên 4 đối tượng chăn nuôi gồm lợn, bò vàng, gia cầm và thủy cầm.

Trong đó, trợ giá giống lợn hậu bị Móng Cái triển khai tại 7 huyện cung cấp cho người chăn nuôi 955 con đạt tiêu chuẩn giống. Đàn lợn nái ngoại cũng được các trang trại, gia trại và nông hộ đánh giá cao và triển khai nuôi trên diện rộng ở các địa phương. Đàn vịt bầu Quỳ cũng được phát triển nhanh và đã cung cấp cho địa bàn 2 huyện Quỳ Châu và Quế Phong trên 90.000 con...

Năm qua, bên cạnh việc tiếp tục duy trì các mô hình chăn nuôi gà 500 con và lợn Móng Cái sinh sản 31 con tại Đảo Mắt và 2 mô hình chăn nuôi dê sinh sản tại 2 xã Thanh Thủy và Thanh Đức (huyện Thanh Chương) với tổng đàn 72 con, Trung tâm Giống chăn nuôi Nghệ An đã nhân rộng thêm nhiều mô hình chăn nuôi mới đem lại hiệu quả cao tại các địa phương.

Trong đó có 2 mô hình chăn nuôi dê sinh sản tại tại 2 xã Nghĩa Phúc và Hương Sơn (huyện Tân Kỳ) với quy mô 77 con, trong đó đã có 36 con sinh sản.

"Để thực hiện tốt các nhiệm vụ nói trên, chúng tôi mong muốn sẽ nhận được sự hỗ trợ kịp thời của Sở NN-PTNT cũng như của UBND tỉnh Nghệ An, nhất là việc bố trí sớm các nguồn kinh phí để Trung tâm có đủ điều kiện hoàn thành các nhiệm vụ được giao", ông Trần Văn Chất.

Mô hình chăn nuôi trâu sinh sản tại xã Châu Đình (huyện Quỳ Hợp) với quy mô 15 con tại 15 hộ; mô hình cải tạo giống bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho 250 con bò cái sinh sản tại huyện Yên Thành; mô hình vỗ béo bò thịt 20 con tại Quỳ Hợp, 2 mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học tại 2 huyện Anh Sơn và Thanh Chương mỗi mô hình có quy mô 1.200 con...

Cùng với việc thực hiện thành công các mô hình kể trên, trong năm 2014, Trung tâm còn phối hợp với Phân viện Chăn nuôi Nam bộ đã nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn, khẩu phần và chế độ ăn phù hợp cho các nhóm bò sữa lai (>75% HF) và bò sữa HF thuần năng suất cao tại 4 hộ chăn nuôi bò sữa tại huyện Nghĩa Đàn...

Trao đổi với chúng tôi về kế hoạch của Trung tâm trong năm 2015, ông Trần Văn Chất cho biết, bước sang năm 2015, theo tinh thần chỉ đạo của Sở NN-PTNT cũng như của UBND tỉnh Nghệ An, Trung tâm Giống chăn nuôi đưa ra kế hoạch phải thực hiện tốt các chỉ tiêu sau đây:

Một là SX và phối giống thành công cho 20.000 con bò Zê bu, 200 con bò sữa; 320 con trâu.

Hai là nhập tiếp 500 con lợn nái ngoại và 16 con lợn đực giống ngoại; SX 800 con lợn hậu bị Móng Cái và 550 con lợn ngoại hậu bị, 50 con bò vàng; 30 con bò H.Mông và 70.000 con vịt bầu Quỳ...

Ba là đánh giá, lập kế hoạch hỗ trợ các địa phương bảo tồn và phát triển quỹ gen của một số giống vật nuôi quý hiếm như giống bò U đầu rìu, bò H.Mông; lợn H.Mông, gà H.Mông.

Bốn là đầu tư các cơ sở vật chất kỹ thuật, trong đó nâng cấp và xây dựng mới 3 trạm thụ tinh nhân tạo tại 3 huyện Tân Kỳ, Thanh Chương và Diễn Châu; SX từ 80.000 - 85.000 liều tinh các loại.

Năm là tổ chức 50 lớp tập huấn cho khoảng 2.500 lượt người chăn nuôi tham gia để nâng cao kiến thức cho họ...

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Xuất khẩu lô thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo

BẮC NINH Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, thuộc Hùng Nhơn Group vừa tổ chức Lễ xuất khẩu lô hàng thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo.

Phân biệt rõ giữa thương lái và 'cò lúa'

CẦN THƠ Doanh nghiệp mua lúa qua thương lái, nông dân bán lúa cho thương lái để lấy tiền mặt. Vì vậy, cần xem thương lái là đối tác đồng hành trong chuỗi lúa gạo.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.