| Hotline: 0983.970.780

Trung tâm Khuyến nông Ninh Bình: 30 năm đồng hành cùng nông nghiệp, nông dân

Thứ Hai 25/12/2023 , 15:59 (GMT+7)

Các chương trình, dự án, mô hình trình diễn khuyến nông được triển khai toàn diện trên địa bàn tỉnh, có tác động tích cực đối với sản xuất và đời sống của nông dân.

Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, Trung tâm Khuyến nông Ninh Bình luôn là lực lượng nòng cốt triển khai thực hiện chương trình, dự án, mô hình nông nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Trung Quân.

Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, Trung tâm Khuyến nông Ninh Bình luôn là lực lượng nòng cốt triển khai thực hiện chương trình, dự án, mô hình nông nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Trung Quân.

Trung tâm Khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư Ninh Bình được thành lập theo Quyết định số 1052/QĐ-UBNB ngày 24/11/1993 của UBND tỉnh Ninh Bình.

Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, Trung tâm luôn là lực lượng nòng cốt triển khai thực hiện chương trình, dự án, mô hình nông nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, Trung tâm còn là đầu mối hợp tác với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, cục, vụ, viện, trường (Bộ NN-PTNT), tổ chức, cá nhân và các tỉnh bạn để tiếp nhận, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất.

Giai đoạn mới thành lập, hoạt động khuyến nông chủ yếu tập trung hỗ trợ phát triển kinh tế nông hộ nhằm mục tiêu hàng đầu là xóa đói giảm nghèo. Các chương trình khuyến nông trọng điểm tập trung thông tin, tuyên truyền, đào tạo, huấn luyện về ứng dụng các giống mới như lúa lai, ngô lai, lạc, đậu tương, rau quả ngắn ngày có ưu thế lai cao để tăng vụ, năng suất chuyển đổi mùa vụ, sản lượng, hiệu quả sử dụng đất.

Chương trình khuyến nông chăn nuôi tập trung ứng dụng các giống vật nuôi lai, có tỷ lệ máu ngoại cao. Khuyến lâm tập trung phát triển nông - lâm kết hợp để phủ xanh đất trống, đồi trọc và phát triển các loại cây bản địa. Khuyến ngư tập trung cải tạo giống thủy sản, phát triển nuôi tôm sú, thủy sản nước lợ, nước ngọt và bảo vệ thủy sản.

Đến nửa thập niên đầu thế kỷ 21, hoạt động khuyến nông tập trung vào mục tiêu chuyển đổi cơ cấu sản xuất để nâng cao giá trị trên mỗi đơn vị diện tích; đẩy mạnh chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi; thay đổi mùa vụ kết hợp với ứng dụng kỹ thuật thâm canh tiến bộ. Từ các mô hình đã thúc đẩy phong trào xây dựng cánh đồng thu nhập trên 50 triệu đồng/ha.

Các chương trình, dự án xây dựng và nhân rộng mô hình trình diễn khuyến nông được triển khai toàn diện trên địa bàn tỉnh, tác động tích cực đối với sản xuất và đời sống của nông dân. Ảnh: Trung Quân.

Các chương trình, dự án xây dựng và nhân rộng mô hình trình diễn khuyến nông được triển khai toàn diện trên địa bàn tỉnh, tác động tích cực đối với sản xuất và đời sống của nông dân. Ảnh: Trung Quân.

Từ năm 2007-2015, nội dung hoạt động khuyến nông chuyển dần sang chú trọng hỗ trợ các đối tượng nông dân sản xuất hàng hóa áp dụng kỹ thuật thâm canh hợp lý, công nghệ hiện đại để tăng chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng quản lý nông trại, gia trại và trang trại tổng hợp. Bên cạnh đó, hoạt động khuyến nông theo định hướng thị trường cũng được tập trung, cung cấp cho người dân kiến thức về thị trường, từ đó gắn sản xuất với nhu cầu của khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm.

Giai đoạn 2015 đến nay, công tác khuyến nông tập trung khai thác và triển khai gắn với các chương trình trọng tâm, trọng điểm của ngành theo hướng chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp; xây dựng nông thôn mới, chú trọng phát triển các sản phẩm chủ lực của ngành và sản phẩm đặc sản thế mạnh của từng địa phương theo chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Song song đó, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ sản xuất cho nông dân, góp phần xây dựng đội ngũ nông dân chuyên nghiệp.

Ông Bùi Hữu Ngọc, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Ninh Bình cho biết, các chương trình, dự án xây dựng và nhân rộng mô hình trình diễn khuyến nông được triển khai toàn diện trên địa bàn tỉnh, có tác động tích cực đối với sản xuất và đời sống của nông dân.

Trung tâm đã thực nghiệm xây dựng nhiều mô hình áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật và công nghệ mới trong sản xuất, phù hợp với yêu cầu phát triển của từng thời kỳ, địa phương. Ảnh: Trung Quân.

Trung tâm đã thực nghiệm xây dựng nhiều mô hình áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật và công nghệ mới trong sản xuất, phù hợp với yêu cầu phát triển của từng thời kỳ, địa phương. Ảnh: Trung Quân.

Có thể kể đến, trung tâm đã xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện có hiệu quả các mô hình, đề tài, dự án đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ cao vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế; hình thành các vùng sản xuất hàng hóa an toàn, phát huy lợi thế của từng địa phương với quy mô phù hợp để áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, giá trị gia tăng trong quá trình sản xuất. Nhờ đó, đã đưa giá trị sản xuất nông nghiệp từ 50 triệu đồng/ha (năm 2003) lên 86 triệu đồng/ha đồng (năm 2011) và 150 triệu đồng/ha (năm 2022).

Về giống lúa, những năm gần đây, Trung tâm xây dựng các mô hình thâm canh giống lúa chất lượng cao, đặc sản như LT2, Bắc thơm 7, TBR1, BC15, TBR45, QR1, RVT... Nhờ đó, đến nay diện tích lúa đặc sản, chất lượng cao chiếm 75% tổng diện tích gieo cấy trên toàn tỉnh. Song song với việc đưa các giống mới, Trung tâm thực nghiệm xây dựng nhiều mô hình áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật và công nghệ mới trong sản xuất phù hợp với yêu cầu phát triển của từng thời kỳ, địa phương. Từ đó, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, chương trình trọng điểm của quốc gia, tỉnh.

Cán bộ Trung tâm Khuyến nông Ninh Bình hỗ trợ nông dân phát triển nuôi dê gắn với phát triển du lịch. Ảnh: Trung Quân.

Cán bộ Trung tâm Khuyến nông Ninh Bình hỗ trợ nông dân phát triển nuôi dê gắn với phát triển du lịch. Ảnh: Trung Quân.

Về ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất, mô hình khuyến nông hỗ trợ máy làm đất, gặt đập liên hợp, cuộn rơm, máy cấy, máy bay không người lái, cắt cỏ tự động… đã góp phần tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất. Đến nay, mức độ cơ giới hóa khâu làm đất của tỉnh đạt trên 99%; chăm sóc, tưới trên 96%; phun thuốc Bảo vệ thực vật 80%; khâu thu hoạch gần 95%...

"Nhờ những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển ngành nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế toàn tỉnh nói chung, tập thể và nhiều cá nhân trong Trung tâm đã vinh dự được tặng thưởng những phần thưởng cao quý như: Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba; Cờ thi đua, Bằng khen của Chính phủ, UBND tỉnh, Bộ NN-PTNT, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam…", ông Bùi Hữu Ngọc, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Ninh Bình, cho biết.

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc

Ngày 3/5, tại phường Hải Xuân, TP Móng Cái, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện và tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Điều ước của 'tỷ phú mía' xứ Thanh

THANH HÓA Theo ông Trần Ngọc Chế, để nông dân yên tâm gắn bó với cây mía, cần chính sách ưu đãi vay vốn của để mở rộng diện tích và cơ giới hóa đồng bộ.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.