Nằm ở cuối trời Tây Bắc, Lai Châu là tỉnh biên giới giáp gianh với Trung Quốc và Lào, có vai trò quan trọng về phòng thủ quốc gia cũng như sự phát triển kinh tế của đất nước. Lai Châu nơi có nhiều nhà máy thủy điện nằm trên sông Đà, Nậm Na, Nậm Mu… đóng góp sản lượng điện lớn nhất Việt Nam.
Do nằm trên núi cao, đường sá xa xôi cách trở nên Lai Châu thuộc diện khó khăn nhất các tỉnh miền núi phía Bắc.
Vừa qua, phóng viên báo Nông nghiệp Việt Nam và nhóm CTV vừa đến một số trường học ở vùng cao Lai Châu. Cận cảnh những ngôi trường tàn tạ, điêu tàn là hình chiếu về kinh tế - xã hội của vùng cao Lai Châu hiện nay.
Một góc bản Mùi II, xã Khoen On, H.Than Uyên, T.Lai Châu
Đường lên điểm trường Tà Lồm (Khoen On, Than Uyên)
Điểm trường Huổi Cày, trường tiểu học số 1 Ta Gia
Những phòng điêu tàn, rách nát ở trường tiểu học số 1 Ta Gia (Than Uyên)
Phòng học trường THCS xã Mường Khoa nắng gió tứ bề
Phòng học ghép điểm trường Mùi I (Khoen On)
Phòng học MN Mùi II, dù dán giấy nhưng vẫn không che hết được sự tàn tạ, rách nát
Lán ở của GV tiểu học số 2 Khoen On
Lán của các cô giáo trường MN số 2 Khoen On
Lán ở của học sinh trường THCS Tà Hừa (Than Uyên)
Phòng ở của học sinh THCS Tà Hừa, che bằng đủ loại bạt nhưng vẫn thấy thông thống trời cao
Dù gian khổ nhưng tấm lòng yêu trẻ của các cô giáo MN số 2 Khoen On vẫn tràn đầy
Thiếu thốn, gian khổ nhưng thầy và trò vùng cao Lai Châu vẫn “Thi đua dạy tốt, học tốt” theo lời dạy của Bác Hồ
Phóng sự ảnh mà chúng tôi gửi tới bạn đọc ở đây là nỗi lòng của chúng tôi, rất mong sự chung tay góp sức của bạn đọc và các nhà hảo tâm sớm xóa bỏ những phòng học tạm mang niềm vui đến với các em học sinh vùng cao Lai Châu còn rất nhiều gian khó.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về báo Nông nghiệp Việt Nam - 17A Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại liên hệ: 0983.062.350
Tài khoản: 102010000029874- Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh TP Hà Nội.