| Hotline: 0983.970.780

Từ ngày 1/1/2025, không phân loại rác thải tại nguồn sẽ bị xử phạt

Thứ Bảy 04/01/2025 , 08:34 (GMT+7)

Từ ngày 1/1/2025, phân loại chất thải rắn là việc làm bắt buộc, không phân loại rác thải tại nguồn theo quy định sẽ bị xử phạt từ 500.000 - 1.000.000 đồng.

Theo hướng dẫn kỹ thuật phân loại chất thải rắn sinh hoạt của Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ ngày 1/1/2025, phân loại rác thải tại nguồn là việc làm bắt buộc với mọi cá nhân và hộ gia đình.

Theo đó, 3 nhóm chất thải chính sẽ được phân loại gồm: chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế (như giấy thải, nhựa thải, kim loại thải, đồ gỗ, cao su, thiết bị điện tử thải bỏ...); chất thải thực phẩm; chất thải rắn sinh hoạt khác (chất thải nguy hại, chất thải cồng kềnh, chất thải khác).

Đây là hướng dẫn quan trọng để các địa phương triển khai kế hoạch phân loại, thu gom, xử lý rác theo điều 75 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

Từ ngày 1/1/2025, phân loại chất thải rắn sinh hoạt là việc làm bắt buộc (Ảnh minh họa).

Từ ngày 1/1/2025, phân loại chất thải rắn sinh hoạt là việc làm bắt buộc (Ảnh minh họa).

Từ khi quy định được ban hành đến nay, Trung ương đã có nhiều thông tư, nghị định, văn bản hướng dẫn để việc PLRTN được áp dụng đúng thời điểm và mang lại hiệu quả. Giải pháp quan trọng mà các văn bản hướng dẫn đưa ra là tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân hiểu và thực hiện. Tiếp đến là đồng bộ hạ tầng kỹ thuật từ thùng chứa rác, điểm tập kết, trạm trung chuyển cho đến xe thu gom, phương tiện vận chuyển rác thải đã phân loại. Chuyển đổi từ công nghệ chôn lấp sang công nghệ xử lý và tái chế chất thải. Cùng với đó, xây dựng định mức đơn giá thu gom, vận chuyển, xử lý đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường.

Nếu hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không sử dụng bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 500.000 - 1.000.000 đồng, theo Nghị định số 45/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng quy định mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường nơi công cộng, khu đô thị, khu dân cư.

Cụ thể, phạt tiền từ 100.000 - 150.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu, tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng.

Phạt tiền từ 150.000 - 250.000 đồng đối với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng.

Phạt tiền từ 500.000- 1.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải, đổ nước thải không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng.

Phạt tiền từ 1.000.000 - 2.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải trên vỉa hè, lòng đường hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt; đổ nước thải không đúng quy định trên vỉa hè, lòng đường phố; thải bỏ chất thải nhựa phát sinh từ sinh hoạt vào ao hồ, kênh rạch, sông, suối, biển.

UBND các địa phương và thanh tra ngành Tài nguyên và Môi trường có thẩm quyền xử phạt hành vi trên.

Xem thêm
Đoàn Thanh niên là hình ảnh đẹp của tuổi trẻ ngành nông nghiệp

Đó là khẳng định đầy tự hào của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp về vai trò tiên phong của thanh niên ngành NN-PTNT trong các phong trào tình nguyện, xung kích, sáng tạo.

Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi năm 2024 đạt hơn 533 triệu USD

Chiều 3/1, Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai kế hoạch công tác năm 2025.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Về xứ Tuyên ở nhà trên núi

Nông thôn xứ Tuyên đang dần tìm lại bóng dáng làng xưa với niềm tự hào kiêu hãnh, cũng bởi lẽ đó nhiều khách phương xa muốn tìm về!