| Hotline: 0983.970.780

Tự sản xuất phân trùn quế

Thứ Hai 06/07/2015 , 09:42 (GMT+7)

Hơn 10 năm nuôi trùn quế, nông dân Bùi Nguyễn Phúc ở ấp Bình Cang 1, Bình Thạnh (Thủ Thừa, Long An) đã nghiên cứu thành công các chế phẩm sinh học bón cho cây trồng.

Anh Phúc cho biết, trong các loại phân hữu cơ thì phân trùn quế được nông dân ưa chuộng nhất, bởi giàu dinh dưỡng, kích thích sự tăng trưởng của cây trồng. Đặc biệt, không giống như phân chuồng, phân trùn quế được hấp thu ngay một cách dễ dàng và tăng khả năng giữ nước trong đất, ngăn ngừa các bệnh về rễ.

Phân trùn quế bổ sung các chủng vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân, phân giải cellulose và chủng vi sinh vật kháng bệnh. Chính vì vậy, phân trùn quế có tác dụng cải tạo đất, giảm sử dụng phân hóa học, kích thích hạt nảy mầm nhanh, đều và phù hợp với mọi loại cây trồng.

Là người trồng rau sạch lâu năm, anh Phan Văn Hòa (huyện Đức Hòa, Long An) chia sẻ: “Phân trùn quế giàu những chất dinh dưỡng hòa tan trong nước và chứa đựng hơn 50% chất mùn được tìm thấy trong lớp đất mặt.

Không như phân động vật, phân trùn có thể được cây trồng sử dụng ngay. Chất mùn trong phân loại trừ được những độc tố, nấm hại và vi khuẩn có hại trong đất, nên nó có thể đẩy lùi những bệnh của cây trồng. Để cải tạo đất người nông dân nên bón trung bình 2 kg phân/m2”.

Với nguyện vọng giúp nông dân thay đổi thói quen lạm dụng các loại phân bón hóa học, thời gian tới anh Phúc sẽ phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện xây dựng các điểm trình diễn trên lúa, nếp và rau ăn lá, cũng như xây dựng quy trình sử dụng chế phẩm sinh học từ trùn quế.

Ngoài phân hữu cơ, dịch trùn quế là dạng phân bón lỏng mới phù hợp với lúa, các loại cây ăn quả, cây cảnh. Theo các nhà nghiên cứu, dịch trùn quế chứa 16 axit amin và các vi sinh vật giúp tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và trao đổi chất của cây trồng. Dung dịch trùn quế giúp cây hấp thụ Nitơ nhanh từ 1 - 2 tiếng so với dùng các loại phân khác.

Anh Trần Văn Mẹo (xã Bình Thạnh, Thủ Thừa) cho biết nhà anh có 1 ha lúa, vụ ĐX vừa qua anh dành 1/2 diện tích để SX lúa theo quy trình sử dụng phân hữu cơ vi sinh trùn quế và dung dịch trùn quế.

Trên diện tích 0,5 ha thử nghiệm, ngoài việc sử dụng các loại phân bón truyền thống như trước đây, anh Mẹo bón thêm 80 kg phân vi sinh và kết hợp phun dịch 1 lần duy nhất lúc lúa trổ đòng.

17-02-27_nh-2
Dịch trùn quế giúp cây trồng tăng năng suất

Sau 4 tháng diện tích lúa áp dụng phân vi sinh và dịch trùn cho năng suất cao hơn hẳn so với cách trồng truyền thống. Lúa phát triển tốt, cứng cây, không đổ ngã, hạn chế được nhiều sâu bệnh, hạt sáng và nặng bông. Năng suất thu được hơn 5 tấn/0,5 ha.

“So với phương pháp canh tác lúa truyền thống trước đây chi phí SX có cao hơn 500.000 đồng nhưng lại cho năng suất cao hơn tới 500 kg/0,5 ha. Tính ra nhà tôi vẫn có lãi thêm chừng 2 triệu đồng. Trong vụ HT này tôi đã mạnh dạn ứng dụng phân vi sinh và dịch trùn quế cho toàn bộ diện tích SX lúa”, anh Mẹo cho biết.

Không chỉ tăng năng suất, dịch trùn quế còn cung cấp chất dinh dưỡng để cây ra hoa, đậu trái. Anh Nguyễn Hữu Châu ở Thủ Thừa cho biết, nhà anh có 2 công lúa nhưng do gieo sạ với mật độ dày khiến lúa trổ bông không đều, một số diện tích không trổ. Được bà con giới thiệu sản phẩm dịch trùn quế, anh mua về dùng thử. Kết quả chỉ sau 1 tuần ruộng lúa đồng loạt trổ bông.

Xem thêm
Một số nơi phát triển nóng nuôi cá nước lạnh

Cá nước lạnh đang có lợi thế phát triển mạnh ở nước ta. Tuy nhiên, việc sản xuất gặp không ít khó khăn về môi trường, dịch bệnh..., một số nơi phát triển nóng.

Tập huấn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản

CÀ MAU Ngày 19/12 tại TP Cà Mau, Cục Kiểm ngư phối hợp với Sở NN-PTNT Cà Mau tổ chức tập huấn hướng dẫn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đạt 9,2 tỷ USD

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.

Xây dựng nông thôn mới ở các làng, nơi ven biển thành nơi đáng sống

Đây là mục tiêu mà Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân chia sẻ về câu chuyện chuyển đổi nghề cho ngư dân vùng ven biển.