| Hotline: 0983.970.780

Tưới tiết kiệm - Giải pháp bền vững cho vườn cây dài ngày

Chủ Nhật 30/04/2017 , 08:05 (GMT+7)

Trong bối cảnh hạn hán, thiếu nước tưới cho cây trồng trên diện rộng như hiện nay, biện pháp tối ưu là phải sớm triển khai mô hình tưới tiết kiệm cho cây trồng...

Tại một Hội thảo quan trọng của ngành Nông nghiệp diễn ra mới đây tại TP Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk), Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh, các nhà khoa học, các đại biểu... đều thống nhất chung một ý kiến: Trong bối cảnh hạn hán, thiếu nước tưới cho cây trồng trên diện rộng như hiện nay, biện pháp tối ưu là phải sớm triển khai mô hình tưới tiết kiệm cho cây trồng.

Tại Hội thảo này, Cty CP Công nghệ tưới Khang Thịnh đã giới thiệu mô hình tưới nước "siêu tiết kiệm" trên cây cà phê và hồ tiêu.

Một mô hình trồng tiêu áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel

Công nghệ này được nhập từ Israel, rất phù hợp với điều kiện tưới cho cây cà phê và hồ tiêu ở Tây Nguyên. Hệ thống tưới nhỏ giọt này sẽ tiết kiệm được 40% lượng nước so với cách tưới truyền thống.

Đặc biệt, bà con còn bón phân, thuốc bảo vệ thực vật thông qua hệ thống tưới này bằng cách đưa phân, thuốc vào đường ống, từ đó phân và thuốc theo ống nước đến với từng gốc cây. Biện pháp bón phân này tiết kiệm được 30 - 40% lượng phân bón so với bón phân kiểu truyền thống.

Nông dân Nguyễn Lê Trung (thôn 7, xã Ea Hok, huyện Cư Kuin, Đăk Lăk) có vườn tiêu trồng từ năm 2002. Đến năm 2015, anh được tiếp cận và áp dụng mô hình tưới tiết kiệm.

Anh vui vẻ nhận xét: "Tưới tiết kiệm hiệu quả hơn rất nhiều, như giữ được màu xanh cho lá, mặt đất luôn luôn ẩm. Một tháng chỉ cần tưới hai đợt bằng cách chỉ cần bật cầu giao rồi... đi ngủ, không cần phải cực nhọc kéo vòi khắp vườn. Áp dụng mô hình này, nhà em tiết kiệm được đủ thứ, từ nước, phân bón đến công lao động. Đặc biệt vườn tiêu lúc nào cũng xanh tốt".

Anh Lê Hùng Huấn (thôn An Điền, xã Ia Blang, huyện Chư Sê, Gia Lai) có 3ha tiêu (3.500 trụ) vừa cho thu hoạch vụ đầu. Từ xa nhìn vào, vườn tiêu của anh cứ ngằn ngặt xanh dưới cái nắng như đổ lửa của cao điểm mùa khô Tây Nguyên. Bước vào vườn tiêu đúng mười hai giờ trưa, cảm giác mát lạnh đến dễ chịu, không thể nghĩ rằng ở ngoài kia đang hầm hập nóng.

Anh Huấn áp dụng mô hình tưới tiết kiệm từ năm 2013, anh nhận xét: Đây là mô hình rất hiệu quả bởi tưới tiết kiệm đất không bị nén, mặt đất luôn giữ được độ ẩm, tiết kiệm nước và phân bón, tiết kiệm công tưới, đặc biệt vườn cây phát triển rất tốt...

Cái khác trong việc áp dụng mô hình tưới tiết kiệm của anh Huấn là không chỉ tưới nhỏ giọt dưới gốc, vườn nhà anh còn thiết kế hệ thống tưới phun mưa bên trên cây tiêu. Việc tưới phun mưa trên lá, theo ông Hoàng Phước Bính - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê, là vô cùng cần thiết, bởi hồ tiêu là cây lưỡng tính (tự thụ phấn), vậy nên cần có mưa (nước) tác động để làm rách bao phấn, quá trình thụ phấn sẽ dễ dàng hơn. Ngoài ra, tưới phun mưa còn làm giảm tác hại của những cơn mưa a xít, thường xuất hiện vào đầu mùa mưa Tây Nguyên...

Nhận xét về hệ thống tưới tiết kiệm này, TS Lê Ngọc Báu (nguyên Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên) cho biết: "Tôi đánh giá cao hiệu quả của hệ thống tưới nhỏ giọt này, đặc biệt là đối với cây tiêu. Đây là công nghệ được đánh giá tưới tiết kiệm hiệu quả nhất trên thế giới. Với cây tiêu, ngoài việc tiết kiệm nước và phân bón đến 40%, tiết kiệm công lao động, nó còn có tác dụng hạn chế được cỏ dại, hạn chế sự lây lan mầm bệnh ở trong đất vì nó tưới cục bộ.

Đây là biện pháp lý tưởng nhất mà tôi nghĩ, trong tương lai cần nhân rộng mô hình này. Nhà nước cũng cần quan tâm đúng mức để giúp nông dân khai thác có hiệu quả thế mạnh nông nghiệp ở Tây Nguyên...".

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm