| Hotline: 0983.970.780

Tuyên Quang: Nuôi lợn Mán bán giá cao

Chủ Nhật 17/05/2020 , 08:38 (GMT+7)

Đàn lợn Mán tại xã Phú Thịnh, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) không chỉ có sức đề kháng tốt, thịt thơm ngon mà còn dễ tiêu thụ và được giá hơn lợn thông thường.

Mô hình chăn nuôi lợn sinh sản giống bản địa (lợn Mán) theo hướng an toàn sinh học tại xã Phú Thịnh được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang triển khai từ tháng 5 năm 2019 với 40 con lợn bố mẹ/4 hộ tham gia. Ảnh: Đào Thanh.

Mô hình chăn nuôi lợn sinh sản giống bản địa (lợn Mán) theo hướng an toàn sinh học tại xã Phú Thịnh được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang triển khai từ tháng 5 năm 2019 với 40 con lợn bố mẹ/4 hộ tham gia. Ảnh: Đào Thanh.

Giống lợn mẹ được lấy từ giống lợn Mán bản địa của tỉnh Hà Giang lai tạo với lợn đực là lợn rừng lai. Ảnh: Đào Thanh.

Giống lợn mẹ được lấy từ giống lợn Mán bản địa của tỉnh Hà Giang lai tạo với lợn đực là lợn rừng lai. Ảnh: Đào Thanh.

Loài lợn Mán bản địa này có đặc điểm là phàm ăn, sức đề kháng tốt, chăm sóc khá dễ dàng. Thức ăn chủ yếu là cám, cây chuối, thậm chí cả cỏ tươi. Ảnh: Đào Thanh.

Loài lợn Mán bản địa này có đặc điểm là phàm ăn, sức đề kháng tốt, chăm sóc khá dễ dàng. Thức ăn chủ yếu là cám, cây chuối, thậm chí cả cỏ tươi. Ảnh: Đào Thanh.

Sau 1 năm triển khai mô hình, đến nay mỗi con lợn nái đã đẻ được từ 1 đến 2 lứa, trung bình mỗi con nái đẻ được 7 đến 10 con lợn con/lứa. Ảnh: Đào Thanh.

Sau 1 năm triển khai mô hình, đến nay mỗi con lợn nái đã đẻ được từ 1 đến 2 lứa, trung bình mỗi con nái đẻ được 7 đến 10 con lợn con/lứa. Ảnh: Đào Thanh.

Sau 2 tháng chăm sóc, đàn lợn con có thể xuất chuồng. Hiện nay giống lợn này được người dân ở đây bán từ 2 đến 3 triệu đồng/con lợn giống (tùy trọng lượng). Ảnh: Đào Thanh.

Sau 2 tháng chăm sóc, đàn lợn con có thể xuất chuồng. Hiện nay giống lợn này được người dân ở đây bán từ 2 đến 3 triệu đồng/con lợn giống (tùy trọng lượng). Ảnh: Đào Thanh.

Mô hình đã giúp duy trì được giống lợn bản địa cho chất lượng thịt thơm ngon và có hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Đào Thanh.

Mô hình đã giúp duy trì được giống lợn bản địa cho chất lượng thịt thơm ngon và có hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Đào Thanh.

Sau lứa lợn đầu tiên, gia đình bà Đặng Thị Thiết, thôn Đát Trà đã bán được 20 triệu tiền con giống (khi lợn giống giá chưa cao). Bà Thiết dự định sẽ nhân rộng tổng đàn và phát triển nuôi thương phẩm. Ảnh: Đào Thanh.

Sau lứa lợn đầu tiên, gia đình bà Đặng Thị Thiết, thôn Đát Trà đã bán được 20 triệu tiền con giống (khi lợn giống giá chưa cao). Bà Thiết dự định sẽ nhân rộng tổng đàn và phát triển nuôi thương phẩm. Ảnh: Đào Thanh.

Nhân rộng tổng đàn, chính quyền xã Phú Thịnh đề ra chương trình, các hộ gia đình được hỗ trợ lợn giống, sau khi sinh sản, mỗi con lợn mẹ sẽ trả 1 con lợn cái con cho chính quyền. Sau đó số lợn này sẽ được hỗ trợ cho những gia đình có hoàn cảnh và điều kiện phù hợp để phát triển tổng đàn. Đã có thêm 7 hộ gia đình được hỗ trợ con lợn con (mỗi hộ được hỗ trợ 3 con) đủ điều kiện làm lợn nái. Ảnh: Đào Thanh.

Nhân rộng tổng đàn, chính quyền xã Phú Thịnh đề ra chương trình, các hộ gia đình được hỗ trợ lợn giống, sau khi sinh sản, mỗi con lợn mẹ sẽ trả 1 con lợn cái con cho chính quyền. Sau đó số lợn này sẽ được hỗ trợ cho những gia đình có hoàn cảnh và điều kiện phù hợp để phát triển tổng đàn. Đã có thêm 7 hộ gia đình được hỗ trợ con lợn con (mỗi hộ được hỗ trợ 3 con) đủ điều kiện làm lợn nái. Ảnh: Đào Thanh.

Hiện toàn xã Phú Thịnh có 170 con lợn Mán từ mô hình. Nếu đàn lợn đồng loạt đẻ lứa thứ 2 thì số lượng này có thể tăng thêm 50 con. Chính quyền địa phương đang nỗ lực nhân rộng tổng đàn trong nhân dân và hi vọng đây sẽ là điểm tựa giúp người dân phát triển kinh tế hiệu quả. Ảnh: Đào Thanh.

Hiện toàn xã Phú Thịnh có 170 con lợn Mán từ mô hình. Nếu đàn lợn đồng loạt đẻ lứa thứ 2 thì số lượng này có thể tăng thêm 50 con. Chính quyền địa phương đang nỗ lực nhân rộng tổng đàn trong nhân dân và hi vọng đây sẽ là điểm tựa giúp người dân phát triển kinh tế hiệu quả. Ảnh: Đào Thanh.

Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.