| Hotline: 0983.970.780

ASEAN hợp tác quản lý thiên tai

Ứng phó rủi ro thiên tai xuyên biên giới sẽ định hình khả năng chống chịu

Thứ Tư 11/10/2023 , 11:36 (GMT+7)

Quảng Ninh Nhóm tổ chức quốc tế như ADB, UNDP, OCHA... cam kết đồng hành cùng ASEAN trong hoạt động hỗ trợ kỹ thuật và tăng cường hợp tác giữa các bên liên quan.

Ông Steven Goldfinch, chuyên gia quản lý rủi ro thiên tai của ADB. Ảnh: Quang Dũng.

Ông Steven Goldfinch, chuyên gia quản lý rủi ro thiên tai của ADB. Ảnh: Quang Dũng.

Bài liên quan

Bên lề chuỗi sự kiện của ASEAN hợp tác quản lý thiên tai ở TP Hạ Long, ông Steven Goldfinch, chuyên gia quản lý rủi ro thiên tai của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) chia sẻ, rằng phải cung cấp một nền tảng hỗ trợ kỹ thuật đầy đủ mới đủ sức giúp ASEAN tăng cường khả năng chống chịu với thiên tai xuyên biên giới.

Nền tảng kỹ thuật, theo ông Goldfinch, dựa trên 3 trụ cột. Đó là: Tăng cường hợp tác khu vực về hiểu biết các rủi ro xuyên biên giới; Giới thiệu công nghệ cấp cao phục vụ hợp tác khu vực về rủi ro xuyên biên giới; Hợp tác liên vùng thông qua nâng cao năng lực và trao đổi kiến thức.

Về hợp phần tăng cường hợp tác, chuyên gia ADB chỉ ra rằng nguy cơ bão nhiệt đới xuyên biên giới dự kiến tăng trong tương lai. Tuy nhiên, mức độ rủi ro gia tăng không đồng đều, trong đó Philippines chịu thiệt hại tổng thể cao nhất, còn Việt Nam và Campuchia có mức độ rủi ro gia tăng đáng kể nhất.

"Đến năm 2050, bão nhiệt đới có thể gây thiệt hại cho 182.000 căn nhà tại Campuchia, Philippines và Việt Nam, tăng 60% so với mức thiệt hại hàng năm thời điểm hiện nay đối với nhà cửa", ông Goldfinch nói.

Trong kịch bản đánh giá rủi ro thiên tai, đại diện ADB còn lưu ý tới vấn đề hạn hán. Theo đó, Campuchia dự kiến sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất do nguy cơ hạn hán gia tăng ở 3 quốc gia trong nghiên cứu là Việt Nam, Campuchia và Philippines. Sản xuất cây trồng sẽ bị ảnh hưởng, cụ thể là 89% đất trồng trọt của Campuchia sẽ bị ảnh hưởng.

Để quản lý và đưa ra các cảnh báo sớm với thiên tai, ông Goldfinch kêu gọi việc xây dựng khung tiêu chuẩn quốc gia về đánh giá rủi ro, tác động và tình trạng dễ bị tổn thương do hạn hán. Đồng thời, các nước nên có phương án chuyển từ cảnh báo sớm sang cảnh báo về các tác động của thiên tai, bên cạnh việc thành lập những tổ công tác liên ngành.

Một cơn bão nhìn từ vệ tinh. Ảnh: EPA.

Một cơn bão nhìn từ vệ tinh. Ảnh: EPA.

Vừa qua ADB đã tài trợ 1,3 triệu USD để thúc đẩy quản lý rủi ro thiên tai cho ASEAN, thông qua các hỗ trợ kỹ thuật. Trên cơ sở đó, ADB phối hợp triển khai hệ thống ADINet 3.0, với các chức năng lưu trữ cơ sở dữ liệu thảm họa, kho tài liệu với chức năng tìm kiếm, cảnh báo, nguồn cấp dữ liệu RSS và tích hợp truyền thông xã hội.

Dự kiến trong tháng 10/2023, ADB sẽ hoàn thiện hệ thống này và hướng dẫn cho các tổ chức liên quan trong ASEAN. Các hoạt động đào tạo, tập huấn về ADINet 3.0 sẽ được triển khai trong tháng 11.

"Rủi ro thiên tai xuyên biên giới là thách thức lớn đối với ASEAN. Sự ứng phó của khu vực trước thách thức này sẽ định hình khả năng chống chịu trong tương lai của khu vực", ông Goldfinch nhấn mạnh.

Chia sẻ quan điểm này, ông Markus Werne, Chánh văn phòng Khu vực Châu Á và Thái Bình Dương của OCHA (Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc) cho biết, Liên hợp quốc đã đăng ký 5 chương trình ưu tiên dành cho ASEAN. Trong đó, tập trung tăng cường hợp tác giữa hai bên trong việc thiết kế và thực hiện các biện pháp can thiệp.

Ngoài ra, ông Werne khuyến cáo ASEAN có những phương án khôi phục bền vững có khả năng chống chịu cho các khu vực thường chịu ảnh hưởng bởi thiên tai. Một trong số đó được UNDP khởi xướng thông qua chương trình chung về “Chuẩn bị ứng phó và phục hồi đối với các rủi ro liên quan đến El Niño”.

Là một trong những tác động xuyên biên giới gây ảnh hưởng nặng nề nhất, El Nino có thể khiến các cơn bão nhiệt đới mạnh hơn, nhiệt độ khắc nghiệt, hạn hán xảy ra thường xuyên. Trong giai đoạn 2015 - 2016, ước tính khoảng 60 triệu người bị ảnh hưởng bởi El Nino trên toàn cầu.

Từ các phân tích này, UNDP đề xuất sẽ chuẩn bị cho các phục hồi ở cấp khu vực, quốc gia, đồng thời khuyến cáo Ban Thư ký ASEAN tăng cường công tác chuẩn bị, ứng phó và xây dựng riêng một chiến lược phục hồi cho các khu vực chịu ảnh hưởng của El Nino. Bên cạnh đó, Trung tâm AHA cần sẵn sàng ứng phó và tham vấn các hành động sớm ở cấp khu vực.

Ông Muhd Harrith Rashidi Bin trả lời phỏng vấn Báo Nông nghiệp Việt Nam. Ảnh: Quang Dũng.

Ông Muhd Harrith Rashidi Bin trả lời phỏng vấn Báo Nông nghiệp Việt Nam. Ảnh: Quang Dũng.

Với tư cách Chủ tịch Ủy ban ASEAN về quản lý thiên tai (ACDM) năm 2024, Brunei nói riêng và ASEAN nói chung đã chuẩn bị nhiều công tác cho việc ứng phó với rủi ro thiên tai xuyên biên giới.

Ông Muhd Harrith Rashidi Bin Haji Muhd Jamin, Giám đốc Trung tâm Quản lý thảm họa Quốc gia Brunei cho biết, ACDM đã trải qua một hành trình dài và đã tích lũy nhiều kinh nghiệm trong việc ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu.

"Tôi tin tưởng rằng, trong giai đoạn tới các nước trong khu vực ASEAN, dưới sự dẫn dắt của ACDM sẽ có những nỗ lực để giảm thiểu những tác động của thiên tai, đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp", ông Muhd Harrith Rashidi chia sẻ.

Khẳng định sẽ tiếp tục triển khai những nỗ lực và sáng kiến mà Việt Nam đã đưa ra trong năm 2023, Brunei hứa triển khai các cam kết trong Hiệp định ASEAN về quản lý thiên tai và ứng phó khẩn cấp (AADMER), đồng thời kêu gọi các quốc gia thành viên ASEAN tích cực tham gia thực hiện những nội dung trong hiệp định. 

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị: Điều tra, xử lý nghiêm hành vi gây cháy rừng

Ngày 28/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị đã có buổi làm việc với tỉnh Hà Giang về tình hình sản xuất nông nghiệp và công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Ùn tắc bến phà ra đảo Cát Bà dịp 30/4 và 1/5

HẢI PHÒNG Ngày 28/4, hàng nghìn người đã ùn ùn đổ về bến phà Đồng Bài để ra đảo Cát Bà khiến giao thông tắc nghẽn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm