| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 06/10/2022 , 13:57 (GMT+7)
Lê Thiếu Nhơn

Lê Thiếu Nhơn

Nhà thơ 13:57 - 06/10/2022

Ứng xử văn minh với tiền lẻ

Clip ghi lại hình ảnh một người đàn ông vung tay ném những tờ tiền lẻ tung tóe trong một quán ăn, thực sự rất phản cảm và tạo ra nhiều bức xúc.

Clip ghi lại hình ảnh một người đàn ông vung tay ném những tờ tiền lẻ tung tóe trong một quán ăn, thực sự rất phản cảm và tạo ra nhiều bức xúc cho cộng đồng. Đó là câu chuyện xảy ra tại Đà Nẵng, địa điểm được xác định là Bún Bò Thổ và người đàn ông kia được xác định là ĐCP, một cán bộ phó phòng của Trung tâm Phát triển quỹ đất địa phương này.

Bị đình chỉ công tác, ông ĐCP giải trình, sáng 1/10 đã đưa con đi ăn ăn tại Bún Bò Thổ và có việc đi trước, nên cho con ở lại để chờ nhận tiền thối 45 ngàn đồng. Thế nhưng, con của ông ĐCP “đợi hơn 20 phút, quán gom lại toàn bộ tiền lẻ gồm rất nhiều tờ 1.000 đồng, 2.000 đồng đã nhàu nát, nhưng cậu bé thì không biết đếm tiền, loay hoay mãi mới dám mang về nhà”.

Cảm thấy “con mình khuyết tật mà bị đối xử không tốt” nên ông ĐCP quay lại quán đòi hởi sự công bằng hơi quá khích. Và ông ĐCP cũng thừa nhận hành vi sai trái, không chuẩn mực của mình.

Mức độ sai quấy trong hành vi của ông ĐCP chắc chắn sẽ được minh định thỏa đáng. Tuy nhiên, từ sự cố ấy, đã nhắc nhở xã hội về cách ứng xử văn minh với tiền lẻ.

Tiền lẻ dĩ nhiên không phải vô dụng. Tiền lẻ cũng là một phương tiện thanh toán hữu ích cho các giao dịch mua bán. Trước đây, Việt Nam từng có tiền xu mệnh giá 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng, 2000 đồng và 5000 đồng. Do tiền xu bất tiện trong lưu trữ, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý ngừng lưu thông loại tiền kim loại từ năm 2011. Tiền lẻ vì mệnh giá nhỏ khiến nhiều người ít cẩn thận bảo quản, nên thường nhàu nát và tạo tâm lý ái ngại trong tiêu dùng.

Để tiền lẻ không lâm vào hoàn cảnh phản ứng tiêu cực là “thối rác” như trường hợp đáng buồn ở Đà Nẵng vừa qua, nhất định phải tiến hành ba động thái cần thiết. Thứ nhất, mở rộng cánh cửa ngân hàng để người dân thuận tiện đổi tiền lẻ bị sờn cũ hoặc bị nhàu nát, dù chỉ đổi một tờ mệnh giá 200 đồng hoặc một tờ mệnh giá 500 đồng. Thứ hai, nghiêm túc xử lý tất cả các trường hợp từ chối thu nhận tiền lẻ, có biểu hiện phân biệt lệch lạc với tiền lẻ, hoặc cố ý hủy hoại tiền lẻ.  

Thứ qua, quan trọng hơn, phải nâng cao ý thức của người dân trong ứng xử với tiền lẻ. Đặc biệt, ngay từ lứa tuổi học trò, nhà trường và phụ huynh nhắn nhủ để các em nắm được điều cơ bản, tiền lẻ cũng như tiền chẵn và các loại giấy tờ có in hình quốc huy, đều mang giá trị chung của đất nước, của dân tộc nên không được phép xem nhẹ và xâm hại với bất kỳ lý do gì.

Tiền lẻ với mỗi người có ý nghĩa khác nhau về vật chất. Tiền lẻ với người giàu chỉ để tiện tay xài vặt, nhưng tiền lẻ với người nghèo là bữa ăn đắp đổi hàng ngày. Tiền lẻ có mùi mồ hôi nặng trĩu nỗi gánh gồng cơm áo của một bộ phận đồng bào vẫn bôn ba mưu sinh lương thiện. Kẻ nào không biết quý trọng tiền lẻ thì rất đáng hoài nghi về tính minh bạch của những khoản tài chính khổng lồ mà họ đang sở hữu.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm