| Hotline: 0983.970.780

Ương ếch giống, cá rô đầu vuông lãi khá

Thứ Tư 03/08/2016 , 09:45 (GMT+7)

“Hiện tôi thả cá trê với mật độ từ 30 - 40 con/m2, nuôi theo hình thức "cuốn chiếu", mỗi năm thu hơn 1 tấn cá, bán với giá từ 40.000 - 50.000 đ/kg, lãi hàng chục triệu đồng”, anh Phương cho biết thêm.

Đó là mô hình của gia đình anh Cao Văn Phương ở thôn Thạch Mỹ, xã Ninh Quang, TX Ninh Hòa (Khánh Hòa). Anh từng nuôi tôm thất bại sau đó chuyển sang nuôi ương ếch giống kết hợp với cá trê lai và cá rô đầu vuông thành công.

Anh Phương đã đạt nhiều giải thưởng tại cuộc thi Sáng tạo KHKT tỉnh Khánh Hòa. Giải pháp đầu tiên là lai tạo thành công giống ếch bò Bắc Mỹ lai với ếch đồng tạo ra giống ếch lai cho sản phẩm thịt ngon, tỷ lệ đạm cao, được thị trường ưa chuộng. Sau đó anh triển khai nhân giống cá rô đầu vuông thả xen canh trên ruộng lúa.

“Sau khi nuôi tôm thua lỗ, năm 2009, qua báo đài, tôi thấy mô hình nuôi ếch hiệu quả ở Hà Tĩnh và tìm đến tận nơi để “tầm sư học đạo”. Sau đó, tôi đặt mua 2.000 con ếch giống về nuôi thử nghiệm trong 5 ao (16 m2/ao). Không ngờ ếch sinh trưởng và phát triển tốt, lứa đầu tiên thu lãi hàng chục triệu đồng.

Nhận thấy việc nuôi ếch khả quan, tôi tiếp tục vay vốn đầu tư nhân rộng mô hình. Đến nay đã xây được 10 ô nuôi bằng xi măng (16 m2/ô), phát triển hàng trăm cặp ếch sinh sản. Trung bình mỗi năm cung ứng cho thị trường từ 15 - 20 vạn con giống ếch lai (giá 1.000 - 1.200 đ/con) và 3 - 4 tấn ếch thịt với giá khoảng 60.000 đ/kg, sau khi trừ chi phí còn lãi hàng trăm triệu đồng…”, anh Phương chia sẻ.

Ngoài ra, anh Phương còn kết hợp nuôi cá trê lai nhằm giải quyết chất thải. Các ô nuôi ếch đều được kết nối tháo ra 2 ao nuôi cá trê với tổng diện tích 500 m2, nhờ vậy nuôi cá trê đỡ tốn chi phí thức ăn, cá lớn nhanh.

15-06-52_2
Kết hợp nuôi cá trê để xử lý chất thải

 

“Hiện tôi thả cá trê với mật độ từ 30 - 40 con/m2, nuôi theo hình thức "cuốn chiếu", mỗi năm thu hơn 1 tấn cá, bán với giá từ 40.000 - 50.000 đ/kg, lãi hàng chục triệu đồng”, anh Phương cho biết thêm.

Với diện tích khoảng 500m2 anh còn thả nuôi trên 250 cặp cá rô đầu vuông bố mẹ, mỗi năm cá đẻ từ 7 - 8 đợt, cung ứng cho người nuôi trên 10 vạn con giống với giá 120.000 đ/kg (tương ứng 200 con/kg). Song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Kế hoạch sắp tới anh sẽ nhân rộng nuôi ương giống cá rô đầu vuông.

“Đề tài nuôi cá rô đầu vuông trong ruộng lúa do tôi triển khai, được cơ quan chức năng và người dân đánh giá cao. Không chỉ nâng cao thu nhập trên cùng đơn vị diện tích, mà còn thu được sản phẩm lúa sạch. Hiện có nhiều nông dân tìm đến nhà để mua giống”, anh Phương chia sẻ.

15-06-52_3
Nuôi ương cá rô đầu vuông

 

Cũng theo anh, nuôi cá rô đầu vuông trên chân ruộng lúa rất dễ vì tận dụng được các thức ăn ngoài tự nhiên sẵn có, nên ít tốn chi phí. Trung bình cứ 1ha thả nuôi khoảng 4.000 con giống, ruộng luôn giữ mức nước khoảng 20cm, xung quanh được bao bọc lưới cao 50cm. Lúa trồng được 20 ngày tuổi mới bắt đầu thả cá và mỗi năm có thể nuôi 2 vụ. Thu hoạch lúa trước, sau đó đào 2 rãnh trong ruộng tháo cạn nước rồi thu cá.

"Nuôi ếch rất dễ, thức ăn của chúng là cám công nghiệp và các loại cá tạp, tôm, cua vụn. Để nuôi hiệu quả phải thay nước hàng ngày, phân loại ếch theo cùng kích cỡ để dễ quản lý và thu hoạch, đồng thời phòng tránh các trường hợp ếch bị bệnh hoặc ăn thịt lẫn nhau", anh Phương nói.

Xem thêm
Nuôi đuông cọ '1 vốn 9 lời'

PHÚ THỌ Vốn chỉ được tìm thấy bên trong thân cây cọ nhưng hiện nay, đuông cọ đã được người dân nhân giống, phát triển thành mô hình chăn nuôi mới, hiệu quả cao.

Tuân thủ phác đồ điều trị bệnh trên tôm hùm

KHÁNH HÒA Người nuôi cần tuân thủ điều trị bệnh cho tôm hùm theo đúng phác đồ đã được cơ quan nhà nước công nhận và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

Vùng khó Kông Chro phát triển mạnh cây ăn quả đặc sản

GIA LAI Mạnh dạn chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang cây ăn quả đặc sản, nhiều hộ dân huyện Kông Chro đã nâng cao thu nhập gấp 2 - 3 lần trước đây.

C-Farm hái quả ngọt từ công nghệ tiên tiến

BÌNH DƯƠNG Nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cam, quýt và chiến lược thương mại điện tử bài bản, C-Farm đã tạo ra sản phẩm chất lượng và kênh tiêu thụ hiệu quả.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm