| Hotline: 0983.970.780

Ưu tiên điện cho các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu

Thứ Tư 07/06/2023 , 18:05 (GMT+7)

Đại diện EVN cam kết, lịch cắt điện dựa trên tổng hợp tình hình thực tế của từng địa phương và đã được UBND các tỉnh, thành phố thông qua.

Đại diện Cục Điều tiết điện lực, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo và EVN tham dự trả lời báo chí.

Đại diện Cục Điều tiết điện lực, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo và EVN tham dự trả lời báo chí.

Chiều 7/6, thông tin tại buổi họp báo do Bộ Công thương tổ chức, ông Ngô Sơn Hải, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, mức cắt giảm tiêu thụ điện bình quân hàng ngày thời gian qua là từ 6-10%. Vào một số ngày cao điểm, tỷ lệ này có thể tới 30%.

"Dựa vào công suất tiêu thụ của từng địa phương, các công ty điện lực sẽ tổng hợp, báo cáo và thông qua UBND các tỉnh, thành phố để xây dựng phương án tiết giảm điện lực", ông Hải nói.

Chia sẻ thêm về tiêu chí lựa chọn phương án cắt điện, đại diện Ban Kinh doanh EVN nhấn mạnh, các cơ quan, tổ chức có phụ tải điện quan trọng, phục vụ những sự kiện chính trị, kinh tế - xã hội lớn của địa phương sẽ được ưu tiên hàng đầu.

Kế đến là nhóm khách hàng sản xuất các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu như nước sạch, thực phẩm, hoặc các cơ sở sản xuất, thương mại, dịch vụ sử dụng nhiều lao động trên địa bàn.

"Với đầu mối là Sở Công thương các tỉnh, dựa trên định hướng, chính sách và sự phê duyệt của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, EVN sẽ tổng hợp và quyết định lịch cắt điện", vị này nhấn mạnh.

Thay mặt EVN, Tổng giám đốc Trần Đình Nhân cam kết phối hợp chặt chẽ với 63 tỉnh, thành phố, nhằm bám sát nhu cầu tiêu thụ điện của từng địa phương, đồng thời triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng về sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả.

Bên cạnh đó, ông Nhân nói đã lên sẵn nhiều kịch bản, kể cả trường hợp xấu nhất, để ứng phó với tình trạng thiết hụt điện, nhất là tại khu vực phía Bắc.

Lịch cắt điện tại các tỉnh phía Bắc diễn ra khá thường xuyên, đặc biệt từ đầu tháng 6.

Lịch cắt điện tại các tỉnh phía Bắc diễn ra khá thường xuyên, đặc biệt từ đầu tháng 6.

Ông Trần Việt Hòa, Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực, Bộ Công thương xin lỗi người dân, doanh nghiệp vì sự bất tiện trong thời gian cắt điện vừa qua. "Mong khách hàng thông cảm, chia sẻ với khó khăn chung”, ông nói.

Theo ông Hòa, hai nguồn phát điện chính là thủy điện và nhiệt điền hiện không thể phát hết công suất. Do thời tiết nắng nóng, hầu hết các hồ thủy điện lớn miền Bắc đã về mức nước chết như Lai Châu, Sơn La, Tuyên Quang, Bản Chát, Hủa Na, Thác Bà.

Riêng hai hồ thủy điện Lai Châu và Sơn La đã phải chạy xuống dưới mực nước chết. Duy nhất hồ thủy điện Hòa Bình còn nước và có thể duy trì phát điện đến khoảng ngày 12-13/6.

Tổng công suất không huy động được của các nguồn thủy điện miền Bắc hiện khoảng 5.000MW và có thể lên đến 7.000MW khi hồ thủy điện Hòa Bình về mực nước chết. Tính đến ngày 6/6, công suất khả dụng của nguồn thuỷ điện là 3.110 MW, đạt 24% công suất lắp.

Về nguồn nhiệt điện, các tổ máy đã hoạt động tối đa công suất trong thời gian dài dẫn đến một số sự cố về thiết bị như xì ống sinh hơi, xì bộ hâm, bộ quá nhiệt, máy nghiền than, bơm cấp... Ngoài ra, nhiều tổ máy nhiệt điện than bị sự cố dài ngày gồm Vũng Áng, Phả Lại, Cẩm Phả, Nghi Sơn.

Điển hình là ngày 1/6, tổng công suất không huy động được từ các nhà máy nhiệt điện than miền Bắc lên đến 1.000MW. Tính tổng cộng, nguồn nhiệt điện than miền Bắc huy động được 12.000MW, đạt 76% công suất lắp.

Về lưới điện, khả năng truyền tải điện ra miền Bắc qua đường dây 500kV luôn ở ngưỡng giới hạn cao, từ 2.500MW đến 2.700MW, dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ sự cố.

Tuy nhiên, ngay cả khi chạy hết công suất truyền tải, tổng công suất khả dụng của hệ thống điện miền Bắc chỉ đạt 17.500-17.900MW, thấp hơn 4.000MW (tương đương khoảng 25%) so với nhu cầu sử dụng điện là từ 23.500-24.000MW.

Cục trưởng Hòa cho biết thêm, rằng không riêng gì Việt Nam, nhiều quốc gia châu Á khác cũng đang phải triển khai lịch cắt điện luân phiên, điển hình là Ấn Độ, Thái Lan, Bangladesh. Ngay cả Trung Quốc, một cường quốc về thủy điện, cũng đang phải thực hiện điều này. 

Ông Phạm Nguyên Hùng, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo khẳng định không có chuyện cơ quan quản lý điện gây khó khăn cho các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp. Theo ông, nguyên nhân khiến các dự án loại này chậm triển khai thời gian qua là do vướng mắc nhiều thủ tục liên quan như môi trường, đất đai, phòng cháy chữa cháy. 

Xem thêm
Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban chỉ đạo Phát triển khoa học, công nghệ

Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Cống âu Rạch Mọp cán đích trước tháng 3/2025

Sóc Trăng Cống âu Rạch Mọp đang bước vào giai đoạn nước rút, các kỹ sư, công nhân quyết tâm thi công xuyên Tết, phấn đấu đưa công trình vào vận hành trước tháng 3/2025.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Vợ chồng thương binh nghèo vẫn nhận nuôi một người mù lòa suốt 28 năm

'Chả hôm nay ngon lắm mẹ ạ'. Bà lão mù hơn 80 tuổi nói với người mẹ nuôi hơn 60 tuổi của mình như vậy nhưng thực ra chả ấy lại là trứng rán.