| Hotline: 0983.970.780

Vắc xin cúm H5N1 vô hoạt nhũ dầu NAVET-Vifluvac: Hiệu quả phòng chống cúm gia cầm

Thứ Sáu 24/07/2015 , 05:50 (GMT+7)

Bệnh cúm gia cầm gây ra do vi rút cúm A/H5N1 thể độc lực cao (Highly Pathogenic Avian Influenza- HPAI) xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam vào tháng 12/2003 và lây lan rộng khắp các tỉnh, thành.

Số liệu trong 5 năm gần đây cho thấy dịch gây thiệt hại rất lớn cho ngành chăn nuôi gà, đặc biệt xảy ra nhiều ở quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, hộ gia đình. Thống kê số lượng gia cầm chết và phải hủy cho thấy số lượng thủy cầm chiếm 75%, gà 25%.

Mặc dù bệnh xuất hiện vào cuối năm 2003, nhưng đến năm 2005 biện pháp phòng bệnh bằng vắc xin mới được chấp nhận và nguồn vắc xin chủ yếu nhập từ các Cty của Trung Quốc.

Tại thời điểm đó, không thể phủ nhận vắc xin Trung Quốc đóng vai trò quan trọng cho công tác phòng chống bệnh cúm gia cầm ở nước ta nhưng cũng là điều bất cập.

Cụ thể:

i/ Chúng ta không chủ động được nguồn vắc xin về số lượng cần và thời gian cần có để tiêm phòng;

ii/ Vẫn có hạn chế về tương thích kháng nguyên bảo hộ giữa vắc xin nhập từ Trung Quốc với một số biến chủng của vi rút cúm A/H5N1 lưu hành tại Việt Nam như vắc xin cúm gia cầm H5N1 Re-6 chỉ bảo hộ được 30% gà được tiêm chống lại vi rút cúm A/H5N1 clade 1.1 và 40% với vi rút cúm H5N6 (xem bảng dưới);

iii/ Vắc xin cúm H5N1 SX từ Trung Quốc có số liều đóng trong một lọ vắc xin thường rất lớn (500 liều/lọ) và không thích hợp với điều kiện chăn nuôi gia cầm ở nước ta, gây lãng phí vắc xin khi sử dụng.

Cty NAVETCO SX thành công vắc xin cúm gia cầm được đưa vào sử dụng là một thành quả khoa học có ý nghĩa khích lệ rất lớn cho các nhà nghiên cứu, SX vắc xin trong nước. Đây cũng là một đóng góp không nhỏ cho hoạt động chung của ngành thú y và công tác phòng chống dịch cúm gia cầm, đảm bảo tính chủ động phòng bệnh, đáp ứng được chủ trương của nhà nước khuyến khích “Người Việt dùng hàng Việt”.

Trước tình hình đó, Viện Công nghệ sinh học, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam đã thực hiện dự án: Nghiên cứu SX vắc xin phòng bệnh cúm A/H5N1 cho gia cầm, dùng chủng vi rút vắc xin NIBRG-14. Cty NAVETCO là một trong những đơn vị tham gia nghiên cứu của dự án này.

Tiếp theo sự thành công của dự án, Cty NAVETCO đã được Bộ KH-CN giao chủ trì dự án độc lập “SX thử nghiệm vắc xin cúm A/H5N1 nhũ dầu để phòng chống bệnh cho gia cầm”, mã số DADL - 2010/06.

Từ kết quả thu được của dự án SX thử nghiệm, trên cơ sở đánh giá của Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc thú y TW 1 và kết quả khảo nghiệm của Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương, ngày 22/2/2012, Cục Thú y đã chính thức cấp giấy chứng nhận cho phép SX và lưu hành vắc xin cúm gia cầm vô hoạt nhũ dầu với tên thương mại là NAVET-Vifluvac, với giấy chứng nhận số 04/QLT-SX-12 và số đăng kýTWII-137.

Sau một thời gian sử dụng có hiệu quả vắc xin này, do có sự xuất hiện của một số các biến chủng mới của vi rút cúm A/H5N1 như clade 1.1; 2.3.2.1a, 2.3.2.1b, 2.3.2.1c, trong đó đáng chú ý là sự lưu hành các biến chủng 1.1 và 2.3.2.1c, là các clade được xác định đang lưu hành chủ yếu ở Việt Nam.

Vì vắc xin NAVET - Vifluvac đã được đánh có hiệu quả phòng bệnh với các clade 1 và 2.3.2 1a, nhưng chưa được đánh giá với các biến chủng clade 1.1 và 2.3.2.1c, nên có một số ý kiến cho rằng vắc xin có thể không bảo hộ được với các biến chủng này (clade 1.1, clade 2.3.2.1c).

Trước tình hình trên, theo đề nghị của Cty NAVETCO, Cục Thú y đã đồng ý đánh giá bổ sung hiệu quả phòng bệnh của vắc xin cúm gia cầm nhũ dầu NAVET-Vifluvac trên gà, vịt, ngan và chim cút theo quyết định số 186/QĐ-TY-QLT ngày 10/4/2014 và số 454/QĐ-TY-QLT ngày 1/7/2014, trong đó giao cho Cty NAVETCO và Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương thực hiện việc đánh giá.

Từ kết quả khảo nghiệm bổ sung, dùng phương pháp thử thách công cường độc cho thấy gà, vịt, ngan, chim cút khi được tiêm phòng bằng vắc xin NAVET-Vifluvac có thể tạo miễn dịch chống lại các chủng vi rút cúm A/H5N1 thuộc các clade 1.1; 2.3.2.1c.

Xem bảng chi tiết:

 

Loại vắc xin

Loài

động vật

Tỷ lệ sống của gia cầm khi công với các clade khác nhau của vi rút cúm A/H5N1*

Clade 1.1

Clade 2.3.2.1c

H5N6

NAVET- Vifluvac

(Cty NAVETCO sản xuất)

100%

90-100%

90 %

Vịt

100%

100%

-

Ngan

100%

100%

-

Chim cút

86%

80%

-

Vắcxin H5N1 Re-6

(Trung Quốc sản xuất)

 

 

30%

 

90%

 

40%

 

* Nguồn tham khảo:

i/ Báo cáo đánh giá bổ sung hiệu quả phòng bệnh của vác xin cúm gia cầm nhũ dầu NAVET-Vifluvac trên gà, vịt, ngan, chim cút với vi rút cúm gia cầm H5N1 clade 1.1; 2.3.2.1c;

ii/Công văn số 1466/TY-DT ngày 28/8/2014, về việc thông báo kết quả giải trình tự gen và hiệu lực vắc xin cúm gia cầm.

Trên cơ sở kết quả đánh giá bổ sung thu được, Cục Thú y đã đồng ý bổ sung công dụng phòng bệnh cúm gia cầm H5N1, clade 1.1 và 2.3.2.1c cho gà, vịt, ngan, chim cút của sản phẩm vắc xin thú y NAVET-Vifluvac, theo công văn số 1422/TY-QLT, ngày 22/8/2014.

Như vậy qua hai lần thực hiện khảo nghiệm đánh giá vắc xin NAVET-Vifluvac do Cty NAVETCO SX, chất lượng của vắc xin NAVET-Vifuvac đã được khẳng định và vắc xin có hiệu quả bảo hộ cho đàn gia cầm được tiêm phòng chống lại vi rút cúm H5N1 thuộc các clade 1; 1.1; 2.3.2.1a, 2.3.2.1c.

Hơn nữa, gần đây khi có sự xuất hiện và lây lan của vi rút cúm H5N6 trên đàn gia cầm nuôi tại Việt Nam, Cục Thú y đã chủ động chỉ đạo các đơn vị chuyên môn của Cục đánh giá khả năng phòng bệnh của vắc xin này đối với vi rút cúm H5N6. Kết quả cho thấy vắc xin có hiệu quả phòng bệnh với vi rút cúm H5N6 với tỷ lệ bảo hộ từ 90 - 100%, trong khi vắc xin H5N1 của Trung Quốc dùng chủng Re-6 chỉ bảo hộ được 40%.

Xem thêm
Màu đỏ may mắn của giống gà Mía số 1

Trong lịch sử mảng gà lông màu tại Việt Nam, chưa khi nào gam màu xám dài đến vậy, người chăn nuôi hy vọng, thất vọng rồi hy vọng và lại thất vọng...

Chú trọng tiêm vacxin, chống buôn lậu trước mùa nguy cơ dịch bênh

Chỉ đạo hoạt động của ngành thú y, chăn nuôi thời gian tới, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh công tác kiểm soát dịch bệnh bằng vacxin và phòng chống buôn lậu.

Triển vọng kinh tế xanh từ phế phụ phẩm ngành sắn

TÂY NINH Tây Ninh là thủ phủ cây sắn của cả nước, các phế phụ phẩm ngành sắn đang được địa phương này tận dụng triệt để, hướng tới kinh tế xanh và tuần hoàn, bền vững.