| Hotline: 0983.970.780

Vai trò phân hữu cơ trong cơn "bão giá" phân hóa học

Thứ Hai 06/10/2008 , 09:05 (GMT+7)

Theo Cục Trồng trọt, hiệu suất sử dụng phân bón của ta đang ở mức rất thấp, có đến 60-65% lượng đạm, 55 – 60% lượng lân bị mất mát.

Theo Cục Trồng trọt, hiệu suất sử dụng phân bón của ta đang ở mức rất thấp, có đến 60-65% lượng đạm, 55 – 60% lượng lân bị mất mát.

Với giá phân bón hóa học cao ngất ngưởng như hiện nay thì chỉ cần tiết kiệm 10-20% lượng urê thì đã giảm được 250-500.000 T urê, trị giá 2.380 – 4.750 tỷ đồng. Có một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng, giảm thất thoát phân bón, trong đó việc tăng cường sử dụng phân hữu cơ là giải pháp quan trọng nhất.

Tại sao sử dụng phân hữu cơ lại tiết giảm được dùng phân hóa học?

Trong các loại phân bón hữu cơ sản xuất công nghiệp thì phân hữu cơ khoáng từ nền than bùn là chủ yếu. Than bùn được hình thành từ xác thực vật lắng đọng và phân hủy trong điều kiện yếm khí do ngập nước tạo thành mùn có hoạt tính sinh học cao gọi là humic. Tuy nhiên than bùn không thể sử dụng làm phân bón trực tiếp cho cây được vì chúng rất chua (pH 3-3,5) và các a xít humic không tan được trong nước, bởi vậy người ta phải hoạt hóa chúng biến thành các muối humat.

Với tư vấn của các nhà khoa học đất và phân VN, Cty Thiên Sinh đã xây dựng được quy trình hoạt hóa với sự tham gia của VSV. Than bùn được phơi khô, nghiền mịn, tưới dung dịch men gồm các chủng VSV có hoạt lực cao như Trichoderma, Azotobacter, Aspergillus…Quá trình ủ men kéo dài 7-10 ngày, nhiệt độ đống ủ tăng lên khoảng 45-65 độ C, sau đó nhiệt độ giảm dân. Tới đây than bùn sẽ được phối trộn thêm NPK và ủ tiếp 1 -2 ngày để các dinh dưỡng trên ngấm ngậm vào các lỗ xốp vào than bùn trước lúc ép viên, đóng bao, xuất xưởng.

Phân hữu cơ khoáng trên nền than bùn có tác dụng hạn chế sự rửa trôi rất mạnh nhờ than bùn có cấu trúc rỗng, xốp và các dinh dưỡng NPK được thấm, ngậm vào đấy tạo thành vô vàn các “kho dự trữ” làm cho NPK chậm tan hơn và nhả ra từ từ nên không bị nước rửa trôi hoặc trực di. So với việc bón trực tiếp u rê, DAP, Kali vào đất, thì tiết kiệm được 25-30% lượng phân bón sử dụng. Ngoài ra chúng còn chứa nhiều mùn và a xít humic nên chúng làm đất tơi xốp hơn, kích thích hệ rễ phát triển mạnh, tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng, tăng khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi như khô hạn, giá rét và giảm thiểu được ô nhiễm môi trường.

Các thực nghiệm về hiệu quả của phân hữu cơ khoáng trên nền than bùn

Theo một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Khoa học NN-PTNT số 4/2004, năng suất cây lạc (đậu phộng) trồng trong chậu không có gì khác biệt nếu giảm 28,6% lượng phân NPK (công thức chuẩn: N: 30 kg; P2O5: 60 kg, K2O: 90 kg)và thay bằng phân hữu cơ than bùn ở mức 5 T/ha.

Trong điều kiện ngoài đồng (Tạp chí Khoa học đất 2005) nghiệm thức giảm 30% lượng phân hóa học + 5 tấn than bùn xử lý cho năng suất lạc 3,339 T/ha, cón năng suất của ruộng bón 100% phân hóa học chỉ đạt 2,889 T/ha. Theo thời giá, nếu giảm 30% lượng phân hóa học và thay bằng phân hữu cơ than bùn thì người nông dân được lãi 9,343 triệu/ha, trong lúc sử dụng 100% phân hóa học chỉ được lãi 7,686 triệu/ha.

Hiệu quả tiết kiệm phân hóa học khi sử dụng phân hữu cơ Komix trên một số cây trồng

Trong các nhãn hiệu phân hữu cơ thì KOMIX của Cty Thiên Sinh ra đời sớm nhất và là nơi tiến hành nhiều thí nghiệm khoa học nhất (Tại hội nghị Phân bón toàn quốc ngày 10/9/08 vừa qua, báo cáo của Hiệp hội phân bón cũng kết luận: Thiên Sinh có hệ thống sản xuất, phòng phân tích và đội ngũ cán bộ chuyên môn sâu thực hiện quy trình công nghệ nghiêm ngặt…

Sai số trong phân tích phân Komix ở một vài mẫu là do sơ suất của cán bộ kiểm tra). Các thực nghiệm trên cây cà phê ở Long Khánh - Đồng Nai do TTKN Đồng Nai thực hiện đưa ra 2 nghiệm thức, nghiệm thức 1 bón 652 kg urê, 1250 kg lân, 500 kg kali; nghiệm thức 2 bón 456 kg u rê, 875 kg lân, 350 kg kali (giảm 30% NPK) và 1,5 T phân Komix. Theo thời giá, chi phí nghiệm thức 2 thấp hơn nghiệm thức 1 là 21% và năng suất ở nghiệm thức 2 lại cao hơn nghiệm thức 1 đến 9,37%.

TTKN Bến Tre cũng tiến hành một số thực nghiệm trên cây ăn quả. Với cây cam nếu dùng phân Komix năng suất tăng 20,98%, đặc biệt trọng lượng trái bình quân đạt 340,76 gr, trong lúc đối chứng chỉ đạt 295,75 gr/trái. Các thực nghiệm cũng trên cây cam do TTKN Cần Thơ thực hiện thấy cho kết quả tương tự, năng suất tăng 18,4%, trọng lượng mỗi trái tăng 6,1%, số trái/cây tăng 11,6%. Trên cây xoài, nếu dùng phân Komix thì năng suất tăng 20,32%, lợi nhuận mỗi cây thu được tăng 110.000 đ/cây. Trên cây nhãn (TTKN Sóc Trăng) nghiệm thức sử dụng phân Komix tăng cà số chùm/cây, số trái/chùm, trọng lượng trung bình mỗi quả và tăng cả độ ngọt. Kết quả nhà vườn tăng thêm được 2.488.000 đ tứ 100 cây nhãn.

Phân Komix bán được là nhờ tín nhiệm của nông dân

+ Chị Lê Ngọc Điệp (chủ đại lý Hữu Đức, xã Bình Phú, Cai Lậy, Tiền Giang) nói: Chúng tôi bán Komix lời ít lắm nhưng nông dân cứ đòi nên bù lại nhờ bán được lượng nhiều. Mỗi vụ mùa, đại lý tôi bán được cả trăm tấn ngoài, chưa kể các loại sản phẩm khác của Komix, riêng lọai phân bón gốc một hộ nông dân mua ít nhất cũng từ 1-2 tấn.

 + Đại lý Năm Đạo (xã Phú Quý, huyện Cai Lậy, Tiền Giang): Tôi làm đại lý cấp 1 của nhãn hiệu phân bón hữu cơ sinh học Lưu ich, nhưng rồi chỉ vì nông dân cứ tìm mua Komix mà phải lại bạn hàng lấy Komix về để bán theo yêu câu của họ.

Hiệu quả bền vững của việc sử dụng phân hữu cơ Komix

Ông Hùynh Văn Phỉ, (tổ 3, ấp Bình Thạnh, xã Bình Phú, Cai Lậy, Tiền Giang) liên tục đạt thành tích nông dân sản xuất giỏi của huyện, cho hay: Anh tình cờ biết đến Komix vào năm 1993, khi ruộng anh bị ngộ độc hữu cơ và được TTKN giải cứu bằng chế phẩm Komix. Sau khi xịt Komix rễ lúa đang đen bỗng “bắn” ra trắng gốc, lúa anh từ đó vượt lên. Anh xài Komix liên tục từ đó đến nay và năm nào, vụ nào lúa anh cũng đạt, lúa cứng cây, ít sâu bệnh, chi phí thấp. Vụ ĐX 2007/2008 đạt 43 giạ/công, Vụ HT sớm vừa rồi đạt 34 giạ/công.

Ông Võ Văn Thuận, Tổ 4, Ấp Bình Thạnh, xã Bình Phú, Cai Lậy nêu ý kiến, hiện nay mức chênh lệch về năng suất giữa các hộ không nhiều, nhưng tại sao có người lời mà lắm kẻ than lỗ bộng trời. do chi phí đầu vào khác nhau. Với giá lúa và phân, thuốc hiện nay, nếu nông hộ nào tiết kiệm được phân thuốc là lời, còn nếu không là lỗ. Muốn tiết kiệm được 2 loại vật tư trên thì chỉ có cách dùng phân hữu cơ như các anh hiện nay. Chính nhờ biết sử dụng Komix mà vụ HT rồi, anh Phỉ chỉ phải đầu tư 1 triệu/công nhưng vẫn có lợi nhuận 500.000 đ/công, còn vụ HT trước anh lời 2,4 triệu/công.

Ông Võ Văn A thì cho hay trước đây anh chỉ biết rằng, vụ ĐX do đất được nghỉ ngơi, phù sa bù đắp nên phân nhẹ hơn vụ HT. Sau thời gian dùng Komix thấy vụ HT vẫn cứ nhẹ phân, có lẽ dùng phân hữu cơ nên bền hơn.

Nhận biết phân hữu cơ chất lượng cao

Để giúp bà con nông dân nhận biết được phân hữu cơ chất lượng cao, ngoài các thông số ghi trên bao bì thì có thể nhận biết bằng cảm quan thông thường, TS Nguyễn Đăng Nghĩa, Viện Khoa học NN Miền Nam mách như sau:

Phân hữu cơ phải mịn, xốp,: Trong sản xuất phân hữu cơ các nguồn nguyên liệu phải được nghiền mịn, nếu không mịn chứng tỏ nguồn nguyên liệu không tốt, không đồng nhất hoặc đưa vào nghiền khi chưa được làm khô.

Phân hữu cơ phải tan phần lớn trong nước: Nếu hòa phân vào ly nước mà phân bị nổi lên mặt nước hoặc lắng chìm rất nhanh chứng tỏ đó là loại mùn thô (chất hữu cơ chưa phân hủy hoàn toàn hay còn gọi là chưa hoai), hàm lượng các chất dinh dưỡng thấp; nếu phân hữu cơ bị lắng quá nhiều chứng tỏ hàm lượng hữu cơ thấp, hàm lượng sét và các tạp chất chiếm quá cao.

Khi bốc phân hữu cơ trên tay, ta nắm chặt lại sau đó mở ra: nếu phân hữu cơ chất lượng cao sẽ không bị kết dính mà rã ra ngay. Đối với phân hữu cơ viên, nếu phân hữu cơ chất lượng cao thì viên phân nén không quá cứng, bóp vỡ dễ dàng trên đầu ngón tay, nhưng không phải mềm đến nỗi chúng rã ra.

Khi mới mở bao phân ra ngửi không có mùi khai nồng (nếu có mùi khai rất nồng là sản phẩm đã được trộn thêm phân đạm để đánh lừa cảm giác của nông dân). Phân hữu cơ tốt phải có màu đen thẫm hoặc nâu đen và khá đồng nhất.

Những tiêu chí trên chỉ là tương đối, nên khi mua người nông dân cần chọn sản phẩm của những nhà sản xuất có uy tín đã có thương hiệu trên thị trường, có quy mô sản xuất lớn.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm