| Hotline: 0983.970.780

Văn học online - cuộc chơi còn ngẫu hứng

Thứ Tư 09/07/2014 , 10:09 (GMT+7)

Văn học online (văn học mạng) đang được xem là miền đất hứa của những người trẻ cả về tuổi đời lẫn tuổi cầm bút.

Nhưng xuất phát điểm tại “vùng đất ảo” nên việc xem dòng văn học này là bệ phóng hay sân chơi vẫn đang là câu hỏi khó.

Năm 2005, những cuốn tiểu thuyết đầu tiên đi ra từ trang mạng và thành công như "Chuyện của thiên tài" (Nguyễn Thế Hoàng Linh), "Phải lấy người như anh" (Trần Thu Trang) đã mở ra con đường đi đầy hứa hẹn cho các tác giả trẻ.

Những năm gần đây, những cái tên như như: Gào, Nguyễn Ngọc Thạch, Anh Khang, Iris Cao, Nguyễn Thu Thủy, Minh Mẫn, Leng Keng… đã trở nên quen thuộc với cư dân mạng, thậm chí đã thiết lập được cộng đồng độc giả của riêng mình.

nh-se-yeu-em-mi-chu-140425539
Cuốn sách “Anh sẽ yêu em mãi chứ” (tác giả Gào), có nguồn gốc từ văn học online

Điển hình như Gào (tên thật là Vũ Phương Thanh) là một trường hợp thành công khi sáng tác trên mạng. Truyện ngắn của cô xuất hiện trên các blog được tập hợp và in thành sách.

Những cuốn như: "Cho em gần anh thêm chút nữa" (2009), "Nhật ký son môi" (2010), "Tự sát" (2011), "Yêu anh bằng tất cả những gì em có" (2012) đã trở thành sách bán chạy. Thậm chí cuốn "Anh sẽ yêu em mãi chứ" của tác giả này hiện đang là best seller của những trang bán sách trực tuyến lớn như Tiki.vn, Vinabook.com...

Điều đó cho thấy, văn học mạng từ chỗ đóng vai phụ trong ngành xuất bản giờ đã có chỗ đứng hẳn hỏi, thậm chí còn mạnh về tiêu thụ.

 Điểm mạnh lớn nhất của văn học mạng là làm thay đổi mối quan hệ và tương tác giữa tác giả và người đọc. Thông qua các trang blog và mạng xã hội, nơi đăng tải chủ yếu và đầu tiên các tác phẩm văn học mạng, người đọc đã có thể đối thoại dễ dàng và trực tiếp với tác giả. Tác giả cũng dễ dàng tiếp cận người đọc hơn, bất chấp khoảng cách về không gian và thời gian.

Theo nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội: “Văn học mạng là một xu thế của thời đại, là một kiểu viết mới, một phương thức sáng tác mới và hướng đến những lớp người mới.

Tuy nhiên, việc đặt dòng văn học này ngoài định nghĩa “chính thống” lại vô tình khiến nó vẫn đang là cuộc chơi ngẫu hứng của người trẻ. Sự sáng tạo nghiêm túc nào cũng cần được trân trọng. Bản thân tôi nghĩ chúng ta cũng cần có suy nghĩ đó với dòng văn học mạng. Có như thế chúng ta mới có những tác phẩm nghiêm túc”.

Ngoài ra, văn học mạng đang thay đổi cách thức biên tập truyền thống. Trước kia, những tác giả trẻ không có tên tuổi sẽ hiếm được xuất hiện. Nhưng hiện nay, khi mọi người có thể tự do giới thiệu tác phẩm trên mạng, nếu được độc giả đón nhận, tác giả trẻ có thể hợp tác để xuất bản tác phẩm.

“Dù được công bố trên mạng hoặc in ra giấy theo kiểu truyền thống thì đã gọi là văn chương chắc chắn văn bản đó phải đáp ứng những quy ước chung của cộng đồng về tính văn học, tính nghệ thuật. Không thể tùy tiện cho rằng khi văn bản ở trên mạng internet thì thành văn chương mạng, còn khi chúng được in ra giấy thành quyển cầm tay sẽ không còn là văn chương mạng nữa, hoặc kết luận ngược lại.
Văn chương vẫn luôn là văn chương, dù xuất bản, lưu truyền ở bất kỳ hình thức nào. Chính vì vậy, việc định hướng cho những người trẻ viết sao cho văn hóa đọc ở Việt Nam được nâng tầm không chỉ là việc của các nhà quản lý mà còn là của chính chúng ta, những người đọc”. - (Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên)

Cộng hưởng với sự nhanh nhạy của các trang web kinh doanh sách, môi trường mạng hứa hẹn là mảnh đất sinh danh và sinh lợi nhanh chóng cho các cây viết trẻ. Độc giả ngày nay thường tìm kiếm và mua sách thông qua các trang web bởi giá rẻ và các chiêu thức khuyến mại.

Tuy nhiên, xuất phát từ môi trường “ảo” nên dòng văn học này cũng tiểm tàng những giá trị “ảo”.

Nhà văn trẻ Lê Ngọc Mẫn (bút danh khác là Minh Mẫn), bày tỏ: “Không một tác giả nghiêm túc với văn chương nào lại nghĩ mình sẽ tồn tại mãi mãi trên môi trường mạng, họ luôn hướng đến việc xuất bản tác phẩm theo con đường chính thống.

Bởi trên mạng văn cũng nhiều mà “rác” cũng không ít, nên những tác giả trẻ như chúng tôi không xem mạng là môi trường lý tưởng để hướng đến. Bản thân tôi vẫn muốn mình là tác giả của những đầu sách, hơn là tác giả của những cái nhấp chuột”.

Không được chính người sáng tác xem là nghiêm túc nên dễ thấy sự tùy tiện, tự do một cách thái quá, kéo theo đó là sự non kém trong chất lượng nhiều bản thảo.

Nội dung các câu chuyện thiên về những đề tài nhạy cảm giật gân, câu khách để gây sự tò mò cho độc giả. Nguy hiểm hơn, với một vài tác phẩm trên mạng, nhiều cây bút trẻ đang tự nhận mình là nhà văn - những người có thể định hướng văn hóa giới trẻ!

Tuy nhiên, hiện các nhà sách tư nhân lại đang có xu hướng tìm kiếm những tác phẩm văn học có lượng view cao trên mạng để in thành sách. Nhiều khi, việc câu kéo khán giả của những tác phẩm này được đặt trên những giá trị về nội dung và giáo dục mà tác phẩm mang lại.

Theo Nguyễn Lan Phương, quản trị viên của trang Lantabra.vn: “Cách làm chung của các nhà xuất bản hiện nay là hợp tác với các cây viết trẻ đã có chút tên tuổi trên mạng để xuất bản sách. Đó có thể là những tác phẩm đang làm mưa, làm gió trên các diễn đàn. Hoặc các tác phẩm mới thì sẽ được lăng xê nhiệt tình trên mạng xã hội bằng nhiều cách.

Tuy nhiên, điều này cũng dẫn tới hệ lụy là làm méo mó văn hóa đọc của người Việt theo xu hướng đám đông, bỏ qua những tác phẩm có giá trị thật sự. Bởi thật ra, sách nhiều người đọc chưa hẳn là sách hay”.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm