| Hotline: 0983.970.780

Chủ Nhật 19/11/2023 , 17:31 (GMT+7)
Lê Thiếu Nhơn

Lê Thiếu Nhơn

Nhà thơ 17:31 - 19/11/2023

Vạn Thịnh Phát giữa quy mô tội phạm và dòng tiền hối lộ

Vạn Thịnh Phát là một đại án gây chấn động, khi cơ quan điều tra đưa ra kết luận truy tố, bởi hành vi lừa đảo khủng khiếp và khoản tiền hối lộ khủng khiếp.

Vạn Thịnh Phát từng được xem như một thế lực tài phiệt, có sức ảnh hưởng mạnh mẽ trong đời sống kinh tế TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung. Thế nhưng, sau khi đối tượng đứng đầu Vạn Thịnh Phát là Trương Mỹ Lan bị bắt vào ngày 7/10/2022, thì nhiều sự thật kinh hoàng dần dần được hé lộ.

Sau hơn một năm điều tra, cơ quan chức năng đánh giá Vạn Thịnh Phát là tổ chức tội phạm có quy mô rất lớn, hoạt động hết sức manh động nhưng cũng rất tinh vi, xảo quyệt. Hậu quả mà tổ chức tội phạm này gây ra là đặc biệt lớn về kinh tế, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của ngành ngân hàng, uy tín của Nhà nước trong quản lý kinh tế.

Bước đầu xác định, Trương Mỹ Lan dùng Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - SCB mà đối tượng nắm giữ trên 90% cổ phần, để làm “hạt nhân” cho mọi thủ đoạn phạm tội. Trương Mỹ Lan đã chiếm đoạt 304.096 tỷ đồng của SCB và lừa đảo 30.000 tỷ đồng của 42.000 nhà đầu tư. Chắc chắn nhiều người lương thiện không dễ gì viết đúng con số tiền tỷ thiệt hại cho cộng đồng, do Trương Mỹ Lan gây ra.

Nếu không thao túng SCB vào những chiêu trò bịp bợm, thì chưa hẳn Trương Mỹ Lan đã thực hiện được hành vi lừa đảo chấn động như vậy. Ngân hàng thương mại cổ phần là một tổ chức tài chính, không còn mang hình thái công ty gia đình hay kinh tế tư nhân, cần phải được giám sát thường xuyên như những doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Quần chúng bình thường không thể có đủ năng lực để nhận định thực trạng bất kỳ ngân hàng nào, vì hoạt động này đòi hỏi các kiến thức phức tạp về thủ tục thế chấp, hồ sơ vay vốn, thẩm định dự án, tài sản đảm bảo, kiểm tra tín dụng...

Cho nên, để quản lý hoạt động ngân hàng một cách minh bạch và thông suốt, Nhà nước giao trọng trách giám sát cho các đơn vị chuyên môn. Oái oăm thay, chính đội ngũ thanh tra của Ngân hàng Nhà nước lại nhận hối lộ, để bao che cho sự khuất tất của SCB và tạo điều kiện cho Trương Mỹ Lan móc túi hàng vạn khách hàng vô tội. Đối tượng Đỗ Thị Nhàn khi đương chức Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát 2 của Ngân hàng Nhà nước đã nhận hối lộ 5,2 triệu USD (tương đương 118 tỷ đồng) để đưa ra báo cáo thanh tra không đúng sự thật, nhằm lấp liếm sai phạm của SCB.

Ngoài đối tượng Đỗ Thị Nhàn, đại án Vạn Thịnh Phát cũng đề nghị khởi tố 16 cán bộ khác của Ngân hàng Nhà nước, trong đó có cựu Phó Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Hưng. Chính những kẻ thiếu trách nhiệm và vụ lợi ích kỷ như Đỗ Thị Nhàn, Nguyễn Văn Hưng cùng các đồng phạm ở Ngân hàng Nhà nước đã khiến hành vi lừa đảo của Trương Mỹ Lan sinh sôi nảy nở theo cấp số nhân.

Bao nhiêu người dân đã mất oan tài sản và bao nhiêu niềm tin xã hội đã lung lạc tiêu hao, vì đại án Vạn Thịnh Phát có sự liên minh giữa hành vi lừa đảo khủng khiếp và dòng tiền hối lộ khủng khiếp. Đối tượng Trương Mỹ Lan đã đáng căm giận, mà nhóm cán bộ thanh tra tha hóa còn đáng căm giận hơn.  

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm