| Hotline: 0983.970.780

Vắt sữa bò ra... ô tô

Thứ Ba 10/07/2018 , 16:01 (GMT+7)

Ông Nguyễn Văn Bình (48 tuổi) ở thôn Khách Nhi Xuôi, xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) xuất phát điểm chỉ có 5 con bò sữa vào năm 2008.

08-13-20_img_0020
Đàn bò sữa của ông Bình

Lúc đó, sữa bò phải vắt bằng tay. Đến thời điểm giữa năm nay, ông Bình đã có gần 30 con bò sữa, trong đó 20 con đang cho khai thác. Sữa bò giờ được vắt bằng máy. Ông đang sở hữu 3 máy vắt sữa hiện đại.

Để chủ động trong chăn nuôi, ông Bình đã kết hợp theo mô hình VAC, tức là vừa có vườn, ao, chuồng. Vườn, thực ra là tận dụng đất quanh ao, bờ ao để trồng cỏ voi. Ông Bình còn thuê thêm đất, tổng cộng có gần 3 mẫu chuyên trồng cỏ voi. Riêng về thức ăn cỏ, đủ cho bò ăn. Hiện ông đang sở hữu 1 mẫu đất (3.600m2) cho riêng khu chăn nuôi, trong đó có đất chuồng trại và ao thả cá.

Đã qua thời chăn nuôi chập chờn, sữa bán lúc được, lúc không. Nguồn sữa bò của ông Bình và các trang trại khác, đã được đại lý của Vinamilk mua hết với chất lượng theo đúng yêu cầu của đại lý. Giá sữa trung bình đạt mức 14.000 đồng/lít, là cao so thời điểm hiện nay. Ông Bình cho biết, bình quân trang trại thu 4 tạ sữa tươi/ngày. Để tăng chất lượng sữa, ngoài cỏ, còn cho bò ăn các loại ngũ cốc như ngô, đậu tương, các loại cám chuẩn đậm đặc, bã bia… Trừ chi phí, ông thu được lãi từ 80 - 100 triệu đồng/tháng. Mới đây, ông đã mua được ô tô 4 chỗ, trị giá hơn 1 tỷ đồng. Anh em nói vui: “Cái ô tô này “vắt” ra từ sữa đấy!”

08-13-20_img_0019
Chiếc ô tô sắm được từ bò sữa

Ngay cạnh khu chuồng trại là ao thả cá. Khi hỏi về nguồn thu từ cá, ông Bình nói rằng, mỗi năm, gia đình thu hoạch 1 - 2 lần, đánh bắt được bao nhiêu bán hết bấy nhiêu, mỗi lần được 1 – 2 tấn cá các loại…

Xem thêm
Còn 400 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, Bình Định lên lộ trình nâng cấp

Ngành chức năng Bình Định yêu cầu các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ phải đảm bảo vệ sinh thú y để cung cấp nguồn thịt sạch cho thị trường ngày Tết.

Mãn nhãn những vườn táo trĩu quả bên dòng sông La

HÀ TĨNH Vùng đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả bên bờ sông La Giang được nhiều hộ dân chuyển đổi trồng táo cho quả trĩu cành, đem lại thu nhập cao mỗi dịp Tết đến.

Triển vọng kinh tế xanh từ phế phụ phẩm ngành sắn

TÂY NINH Tây Ninh là thủ phủ cây sắn của cả nước, các phế phụ phẩm ngành sắn đang được địa phương này tận dụng triệt để, hướng tới kinh tế xanh và tuần hoàn, bền vững.