| Hotline: 0983.970.780

Về việc mua tạm trữ 200.000 tấn muối: DN lời ăn, lỗ chịu

Thứ Ba 25/05/2010 , 09:40 (GMT+7)

Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối (NLTS-NM, Bộ NN-PTNT) vừa trình Chính phủ nhiều chính sách hỗ trợ diêm dân trong vụ muối năm 2010.

Việc mua tạm trữ muối sẽ giúp nông dân được mùa nhưng không rớt giá. (Trong ảnh: Nông dân ven biển Hậu Lộc, Thanh Hóa vào vụ muối)

Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối (NLTS-NM, Bộ NN-PTNT) vừa trình Chính phủ nhiều chính sách hỗ trợ diêm dân trong vụ muối năm 2010. 

Đáng chú ý nhất là kiến nghị cho mua tạm trữ 200 nghìn tấn muối. Xung quanh đề xuất này, chiều qua, ông Lê Xuân – Cục trưởng Cục Chế biến, Thương mại NLTS-NM cho biết, hiện Chính phủ vẫn chưa có văn bản đồng ý, mặc dù vụ muối chính ở các tỉnh miền Nam sắp kết thúc. 

Thưa ông, cơ sở nào mà Cục đề xuất Chính phủ cho mua tạm trữ muối cho nông dân? 

Đến ngày 18/5, sản lượng muối cả nước thống kê sơ bộ đã xấp xỉ 730 nghìn tấn, tăng 20% sản lượng so với cùng kỳ năm ngoái và xấp xỉ sản lượng của cả năm 2009 (khoảng 800 nghìn tấn). Hiện vụ muối chính tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Nam bộ đang sắp hết. Tuy nhiên các tỉnh phía Bắc hiện mới bắt đầu vào vụ chính và thu hoạch được chưa đầy 10 nghìn tấn (tổng số sản lượng dự kiến hơn 300 nghìn tấn).

Thời gian tới, dự báo thời tiết sẽ còn nắng nóng kéo dài. Vì vậy sản lượng muối cả nước được dự báo sẽ đạt trên 1 triệu tấn, tăng hơn 200 nghìn tấn so với năm 2009. Ngoài ra, hầu hết các nước SX muối chính trên thế giới cũng đang được mùa muối khiến giá muối NK có thể giảm. Vì vậy để giữ giá cho nông dân, chúng tôi đã đề nghị Chính phủ giao TCty Lương thực miền Bắc (Vinafood 1) mua tạm trữ 200 nghìn tấn muối cho nông dân. 

Ngoài mua tạm trữ, Cục đề xuất hỗ trợ gì cho diêm dân nữa không? 

Chúng tôi kiến nghị cho diêm dân vay tối đa 25 triệu đồng/ha, hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay đầu tư cơ sở vật chất phục vụ SX, trả tiền công trước mắt cho nhân công...Điều này sẽ giúp họ có thể giữ được muối lại, tránh phải bán tháo ồ ạt. Trong khi đó, việc giao cho DN mua tạm trữ sẽ làm cho thị trường sôi động lên. 

Tại sao chỉ chọn Vinafood 1 mua muối? Như thế có độc quyền không? 

Đây mới chỉ là đề xuất của Cục và hiện Chính phủ chưa có ý kiến. Tất nhiên khi lựa chọn đơn vị đảm nhiệm mua tạm trữ, chúng tôi phải căn cứ vào tiềm lực, khả năng của DN đủ năng lực gánh vác việc mua tạm trữ. Vả lại nếu đồng ý với đề xuất của Cục, Chính phủ cũng phải “chọn mặt gửi vàng” để chắc chắn việc mua tạm trữ thành công.  

Có thông tin nói Vinafood 1 phải đảm bảo mua muối cho diêm dân có lãi 30-40%. Liệu có khả thi không?

 

“Sản lượng muối công nghiệp tập trung tại duyên hải Nam Trung bộ năm nay dự tính đạt trên 300 nghìn tấn. Muối công nghiệp của vùng này hoàn toàn đảm bảo chất lượng để đáp ứng nhu cầu SX công nghiệp, không thua kém muối nước ngoài. Vì vậy nói phải NK muối vì “muối nội” không đảm bảo chất lượng là không có căn cứ”.

(Ông Lê Xuân)

Tôi xin khẳng định là chúng tôi không đề xuất như vậy. Chúng tôi chỉ đề xuất Chính phủ giao cho Vinafood 1 mua tạm trữ mà thôi. Mọi việc mua bán, dự trữ... hoàn toàn do Vinafood 1 tự quyết theo giá cả và biến động của thị trường cũng như hoàn toàn tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính. Ngoài ra, không có bất kỳ sự hỗ trợ nào về kinh phí, vốn...cho Vinafood 1. 

Không hỗ trợ, vậy nếu đơn vị đứng ra mua tạm trữ bị lỗ thì sao? 

Chúng tôi kiến nghị nếu bị lỗ hoặc rủi ro, đơn vị mua tạm trữ phải có tờ trình gửi Chính phủ xin hỗ trợ, có sự kiểm tra chặt chẽ khi xẩy ra rủi ro. Về quan điểm cá nhân, tôi cho khó xẩy ra rủi ro. Bởi mặc dù năm nay được mùa muối, nhưng sản lượng dự báo chỉ khoảng 1 triệu tấn, nếu cộng với số dự trữ từ năm 2009 nữa thì may ra mới chỉ tạm đủ dùng nhu cầu trong nước. Vì vậy giá muối khó xuống thêm nữa. 

Đầu năm nay, dư luận nói nhiều việc Bộ Công thương cho NK 170 nghìn tấn muối. Bây giờ được mùa muối, liệu có lo ngại muối NK sẽ làm giá muối lại xuống tiếp không? 

Vấn đề này do Bộ Công thương theo dõi và quyết định, chúng tôi không thể phát ngôn. Tuy nhiên tôi nghĩ không đáng ngại, bởi bây giờ việc DN mua vào bán ra là thường. Ngay như Việt Nam đang thiếu muối, nhưng nhiều DN trong nước hàng năm vẫn XK sang Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản... hơn 500 tấn muối. 

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Nhiều thị trường sẽ 'theo chân' EU về quy định không gây mất rừng

Các thị trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ cũng sẽ theo EU bởi đây là xu thế tất yếu trong chuyển đổi xanh, giảm phát thải carbon, hướng đến phát triển bền vững.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Doanh nhân Nguyễn Văn Đệ được phong Viện sĩ danh dự

Doanh nhân Nguyễn Văn Đệ vừa được Đại học Quốc tế Hoa Kỳ tôn vinh, biểu dương và trao bằng Viện sĩ danh dự.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.