| Hotline: 0983.970.780

Vị Bộ trưởng liệt sĩ đầu tiên

Thứ Năm 27/07/2017 , 08:10 (GMT+7)

Cụ Nguyễn Văn Tố là vị Bộ trưởng liệt sĩ đầu tiên và cũng là người lãnh đạo cao nhất của Chính phủ hy sinh trong kháng chiến chống Pháp (1947).

Cụ hội trưởng truyền bá quốc ngữ

Cụ Nguyễn Văn Tố, bút hiệu là Ứng Hoè, sinh ngày 5/6/1889, trong một gia đình nhà Nho ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội hiện nay. Cụ thuộc lớp trí thức đầu thế kỷ uyên bác cả Nho học lẫn Tây học. Khi làm việc tại Học viện Viễn đông Bác Cổ, cơ quan nghiên cứu lịch sử văn hoá của người Pháp ở số 26, phố Lý Thường Kiệt, Hà Nội, cụ Nguyễn Văn Tố được đồng nghiệp cả người Pháp lẫn người Việt kính nể vì học vấn uyên sâu.

09-44-27_ky_4_-_nguyen_vn_to_2
Bộ trưởng Nguyễn Văn Tố (ngoài cùng bên trái) được Chủ tịch Hồ Chí Minh mời làm Bộ trưởng Bộ Cứu tế Xã hội 

Chính thời kỳ thời Mặt trận Bình dân, khi Đảng Cộng sản hoạt động công khai, nhận lời mời của những chiến sĩ cộng sản như Trần Huy Liệu, Phan Thanh, Võ Nguyên Giáp, cụ Nguyễn Văn Tố đã ra làm Hội trưởng Hội Truyền bá học chữ quốc ngữ, thường gọi tắt là Hội Truyền bá Quốc ngữ, có trụ sở đặt tại Hội Trí Tri, số 59 phố Hàng Đàn cũ (nay là 47 Hàng Quạt, Hà Nội).

Hội Truyền bá Quốc ngữ nhờ uy tín của cụ Hội trưởng Nguyễn Văn Tố - Học giả Ứng Hòe đã nhanh chóng phát triển khắp cả nước với nhiều chi nhánh ở mọi miền, mọi tỉnh, được nhiều trí thức tham gia như Nguyễn Công Mỹ, Vương Kiêm Toàn, Thành Thế Vỹ, Nguyễn Hữu Đang, Vũ Đình Hòe, Quản Xuân Nam, Bùi Kỷ, Lê Thước, Trần Văn Giáp, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Khoa Toàn, Đào Duy Anh, Đoàn Nồng, Nguyễn Lân…
 

Chủ tịch Quốc hội đầu tiên

Ngày 28/8/1945, cụ Nguyễn Văn Tố được Chủ tịch Hồ Chí Minh mời làm Bộ trưởng Bộ Cứu tế Xã hội trong Chính phủ lâm thời. Cụ đã đem hết nhiệt tình cách mạng và tri thức uyên bác của mình đóng góp cho Nhà nước Việt Nam vừa giành được độc lập, tự do. 

Nhiệm vụ cấp bách của toàn Chính phủ phải đối mặt lúc đó là “chống đói và chống dốt”. Hồ Chủ tịch phát động toàn dân mỗi tuần nhịn ăn một bữa lập “hũ gạo cứu đói”. Bộ trưởng Cứu tế Nguyễn Văn Tố xắn tay tham gia phong trào tổ chức “ngày đồng tâm”, tăng gia sản xuất… Những tấm gương như nhà đại tư sản Ngô Tử Hạ khăn đóng, áo the, dù đã 63 tuổi vẫn kéo xe bò qua các phố quanh bờ Hồ Hoàn Kiếm, đến từng nhà nhận gạo, ngô, tiền, để cứu đói. Những hạt gạo đại đoàn kết ấy đã mau chóng đẩy lùi nạn đói.

Ngày 6/1/1946, cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam bầu Quốc hội khoá I. Cụ Nguyễn Văn Tố trúng cử tại tỉnh Nam Định. Kỳ họp đầu tiên của Quốc hội (2/3/1946), cụ được tín nhiệm bầu làm Trưởng Ban Thường trực đầu tiên của Quốc hội (tức Chủ tịch Quốc hội).

Chính cụ đã điều hành phiên chất vấn đầu tiên của lịch sử tại kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khóa I trong hai ngày 30-31/10/1946. Không chỉ có Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Bộ trưởng trong Chính phủ đăng đàn giải đáp 88 câu hỏi của các Đại biểu Quốc hội về công tác của Chính phủ mà cụ Trưởng ban Thường trực Quốc hội Nguyễn Văn Tố cũng trả lời các câu hỏi chất vấn về công tác của Ban. Đến 23h45 ngày 31/10/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố thay mặt Chính phủ hiện thời xin từ chức, trao lại quyền cho Quốc hội để bầu ra Chính phủ mới theo nguyên tắc dân chủ. 

Quốc hội đã bầu ra Chính phủ Kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. Cụ Nguyễn Văn Tố tham gia Chính phủ với cương vị mới: Bộ trưởng Không giữ Bộ nào. Chính phủ vừa thành lập được hơn 1 tháng thì Toàn quốc kháng chiến nổ ra. Trung ương Đảng, Chính phủ trở lại Việt Bắc. Tháng 10/1947, thực dân Pháp mở cuộc tiến công quy mô vào căn cứ địa Việt Bắc, nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
 

Tinh thần ngàn thu vẻ vang bất diệt

Ngày 8/10/1947, trong cuộc tiến công vào thị xã Bắc Kạn, thực dân Pháp đã bắt được Bộ trưởng Không bộ Nguyễn Văn Tố. Ban đầu chúng nghĩ rằng đã bắt được Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khi biết bắt nhầm người, giặc Pháp đã bắn chết cụ Nguyễn Văn Tố khi cụ tìm cách chạy trốn.

Tin cụ Bộ trưởng Nguyễn Văn Tố hy sinh khiến mọi thành viên Chính phủ đều vô cùng thương tiếc. Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong hồi ký “Chiến đấu trong vòng vây”, viết lại: “Cụ Tố hy sinh là một tổn thất lớn cho ta”.

Tiếp đó, tại Phiên họp “tất niên” của Hội đồng Chính phủ chuẩn bị đón Tết Mậu Tý (1948), giữa núi rừng Việt Bắc rét cắt da, cắt thịt, trong Nhật ký của Bộ trưởng Bộ Tài chính Lê Văn Hiến cho biết: Hồ Chủ tịch đã bật khóc nhớ đến Bộ trưởng Nguyễn Văn Tố khi chuẩn bị khai họp. Để rồi, dù chưa bao giờ viết văn tế nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tự tay viết văn tế Bộ trưởng Nguyễn Văn Tố với những lời lẽ trân trọng: “Nhớ cụ xưa/ Văn chương thuần tuý, học vấn cao sâu/ Thái độ hiền từ, tính tình thanh khiết/ Mở mang văn hoá, cụ dốc một lòng/ Phú quý, công danh cụ nào có thiết…./ Cụ dù hy sinh, tinh thần cụ ngàn thu sẽ vẻ vang bất diệt… Chính phủ khôn xiết buồn rầu, đồng bào khôn xiết nỗi lòng thương tiếc”.

An Nam tứ danh kiệt

Ở Việt Nam, đầu thế kỷ XX, có 4 nhà trí thức được xếp hạng tứ danh kiệt. Đó là Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Văn Tố, Phạm Duy Tốn, thường gọi tắt là “Quỳnh, Vĩnh, Tố, Tốn".

Giáo sư trường Khải Định (Huế) là Nguyễn Thiện Lâu, có 5 bằng cử nhân Khoa học xã hội, trong cuốn “Quốc sử tạp lục” đã nhắc lại kỷ niệm không thể nào quên về học giả Ứng Hòe: Khi nhờ cụ Nguyễn Văn Tố xem bản thảo, trang nào cụ cũng gạch đỏ, ghi rõ lỗi thuộc loại nào, khiến ông Lâu tâm phục khẩu phục. 

Sinh thời, cụ Nguyễn Văn Tố đã soạn thảo được 2 bộ sử học đồ sộ “Đại Nam dật sử” và “Sử ta so với sử Tàu” rất công phu. Bộ “Sử ta so với sử Tàu” mới soạn đến cuối đời nhà Lý thì cụ hy sinh nên dang dở.

 

Xem thêm
Lật mặt 7 chạm mốc hơn 60 tỷ sau 2 ngày công chiếu

Sau hai ngày công chiếu, tính cả những suất chiếu sớm, phim 'Lật mặt 7: Một điều ước' đã thu về hơn 60 tỷ đồng, vượt xa phim Mai của Trấn Thành.

Nhận định Man United vs Burnley: Thắng để hy vọng

Trận đấu giữa Man United vs Burnley trong khuôn khổ vòng 35 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4/2024 trên sân vận động Old Trafford.

HLV Hoàng Anh Tuấn chia tay U23 Việt Nam để nhường ghế cho HLV ngoại

HLV Hoàng Anh Tuấn kết thúc nhiệm vụ dẫn dắt tạm quyền đội U23 Việt Nam sau vòng chung kết U23 châu Á tại Qatar.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm