| Hotline: 0983.970.780

Vi phạm công trình thủy lợi: Chính quyền cần vào cuộc quyết liệt

Thứ Hai 07/11/2022 , 13:59 (GMT+7)

Đến cuối tháng 10/2022, Quảng Trị tồn đọng gần 700 vụ vi phạm công trình thủy lợi chưa được giải quyết. Chính quyền các cấp cần vào cuộc xử lý quyết liệt.

Để nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân, các tổ chức và người dân về thực thi pháp luật bảo vệ công trình thủy lợi, Công ty TNHH MTV quản lý khai thác công trình thủy lợi Quảng Trị đã phối hợp cùng chính quyền các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền. Tuy nhiên, số vụ vi phạm vẫn không ngừng tăng lên.

Empty

 Đến cuối tháng 10/2022, tổng số vụ vi phạm công trình thủy lợi còn tồn đọng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị là 681 vụ. Ảnh: Võ Dũng.

Tính đến cuối tháng 6/2022, tổng số vụ vi phạm công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị là 794 vụ. Trong đó, số vụ vi phạm phát sinh trong năm 2022 là 26 vụ. Những tháng đầu năm, các xí nghiệp đã xử lý, giải tỏa 113 vụ; làm việc với người dân vi phạm, lập biên bản, vận động tự giải tỏa 376 vụ; lập văn bản báo cáo UBND các xã đề nghị xử lý 225 vụ.

Bài liên quan

Những vụ việc được xử lý dứt điểm chủ yếu tập trung vào các vi phạm như xả rác vào công trình thủy lợi, trồng rau màu, trồng hoa cây cảnh trên bờ kênh, làm chuồng trại gia súc, gia cầm, đục tường kênh lấy nước tùy tiện. Các vi phạm như xây tường rào, làm lều quán, trồng cây lưu niên, ao cá… các hộ vi phạm không ký vào biên bản vi phạm và không thực hiện giải tỏa. Vì vậy, đến cuối tháng 10/2022, tổng số vụ vi phạm công trình thủy lợi còn tồn đọng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị là 681 vụ.

Ông Nguyễn Sinh Công, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV quản lý khai thác công trình thủy lợi Quảng Trị cho biết, kể từ thời điểm Luật Thủy lợi và các Nghị định của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực phòng chống thiên tai, khai thác công trình thủy lợi, đê điều ra đời, thông qua công tác tuyên truyền, ý thức của người dân và các tổ chức trong công tác bảo vệ các công trình thủy lợi đã có chuyển biến tích cực. Tình hình vi phạm không còn phức tạp như trước đây; tình trạng mất cắp các thiết bị đóng mở cống, hành vi cuốc bờ kênh mương để lấy nước ít xẩy ra. Các tổ chức khi hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi đều có giấy phép; không còn tình trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chồng lấn vào phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

Tuy nhiên, do đặc điểm của các hệ thống công trình thủy lợi có các công trình đầu mối, lòng hồ, đều vùng đồi núi, địa hình đi lại khó khăn; hệ thống kênh mương đi qua khu dân cư, đi qua đồng ruộng sản xuất và trải dài trên diện rộng, lực lượng quản lý phân tán. Một số cá nhân thực hiện hành vi vi phạm vào các ngày nghỉ, ban đêm… nên việc phát hiện, ngăn chặn gặp nhiều khó khăn.

Empty

Sự vào cuộc thiếu quyết liệt của chính quyền các địa phương đang khiến cho tình hình vi phạm công trình thủy lợi tiếp tục gia tăng. Ảnh: Võ Dũng.

Các cụm thủy nông đã có văn bản đề nghị chính quyền địa phương xử lý theo quy định nhưng hầu hết chính quyền địa phương chưa thực sự xử lý vi phạm công trình thủy lợi theo quy định của pháp luật. Các địa phương mới thực hiện ở mức nhắc nhở, yêu cầu người vi phạm tự khắc phục sự việc hoặc yêu cầu dừng lại không tiếp tục vi phạm thêm, chưa có vụ việc nào thực hiện xử phạt hành chính hoặc cưỡng chế, giải tỏa, di dời. Trong khi đó, phần lớn người dân không tự giải giải tỏa các vi phạm công trình thủy lợi nên các vi phạm vẫn còn tồn đọng. Điều này khiến tình hình vi phạm hành lang bảo vệ công trình thủy lợi vẫn còn xẩy ra và các vi phạm kéo dài ngày càng khó xử lý.

Bên cạnh đó, một số địa phương, do vấn đề lịch sử để lại, một số hộ dân được chính quyền cấp đất lên khu vực hành lang bảo vệ công trình thủy lợi rất khó xử lý. Nhiều công trình thủy lợi như các hồ đập và phần lớn kênh mương chưa được cắm mốc chỉ giới gây rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý.

Ngăn chặn vi phạm công trình thủy lợi không chỉ là trách nhiệm của ngành thủy lợi

Ông Công cho rằng, với tình hình như hiện nay, không thể coi công tác bảo vệ công trình thủy lợi chỉ là nhiệm vụ của ngành thủy lợi. Chính quyền các địa phương phải thực sự vào cuộc quyết liệt để xử lý các vi phạm; có phương án thu hồi đất đã cấp chồng lấn để trả lại cho ngành thủy lợi. Trong thời gian tới, tỉnh Quảng Trị cần quan tâm bố trí kinh phí để cắm mốc chỉ giới bảo vệ các công trình thủy lợi.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng 23/1, lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tới đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Cần Thơ Ma Rốc đang nỗ lực cải thiện sản xuất lúa gạo trong nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cam kết chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.

Bình luận mới nhất