| Hotline: 0983.970.780

Vì sao Bộ NN-PTNT đề nghị UBND tỉnh Cà Mau dừng thi hành một quyết định?

Thứ Tư 12/08/2020 , 11:08 (GMT+7)

Giải thể Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, UBND tỉnh Cà Mau đã phân chia nhiệm vụ không phù hợp với Luật An toàn thực phẩm.

UBND tỉnh Cà Mau. Ảnh: Trọng Linh.

UBND tỉnh Cà Mau. Ảnh: Trọng Linh.

Ngày 13/7, UBND tỉnh Cà Mau đã có Quyết định số 1291/QĐ-UBND để sắp xếp các đơn vị thuộc và trực thuộc Sở NN-PTNT tỉnh, trong đó có việc thí điểm giải thể Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (QLCL NLS TS). Chuyển chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản và muối (công đoạn sau thu hoạch) sang Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm trực thuộc Sở Y tế.

Trước đó, ngày 06/01/2019, UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành Quyết định số 22/QĐ-UBND về việc tổ chức lại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Cà Mau trên cơ sở tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, biên chế công chức, số lượng người làm việc, nhân sự từ một số đơn vị trong đó có Chi cục QLCL NLS TS trực thuộc Sở NN-PTNT.

Trước việc sắp xếp của tỉnh Cà Mau, Bộ NN-PTNT đã ban hành nhiều văn bản đề nghị tỉnh Cà Mau xem xét lại.

Theo Bộ NN-PTNT, việc sắp xếp, tổ chức lại chức năng, nhiệm vụ của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Sở Y tế Cà Mau không phù hợp với Luật An toàn thực phẩm, Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết Luật An toàn thực phẩm và Thông tư liên tịch của Bộ NN-PTNT, Bộ Nội vụ.

Việc này sẽ gây khó khăn cho ngành NN - PTNT trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các chính sách pháp luật về chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trong tình hình mới với nhiều thách thức.

Thực tế cho thấy, trong quá trình dự thảo, xây dựng nội dung sắp xếp các đơn vị thuộc và trực thuộc Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau, đơn vị soạn thảo đã không lường hết được các khó khăn, vướng mắc, bất cập.

Các sản phẩm nông lâm thủy sản được quy định tại Phụ lục III, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP là danh mục các sản phẩm hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ NN-PTNT.

Việc phân cấp quản lý các sản phẩm nông lâm thủy sản trong danh mục này thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ NN-PTNT, được quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP và Thông tư liên tịch. Liên Bộ Nông nghiệp và PTNT, Nội vụ chưa phân cấp cho các đơn vị ngoài Ngành Nông nghiệp quản lý ATTP trong suốt chuỗi sản xuất, thu gom, sơ chế, chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản.

Quyết định số 1291/QĐ-UBND về việc sắp xếp các đơn vị thuộc và trực thuộc Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau. Ảnh: Anh Tuấn.

Quyết định số 1291/QĐ-UBND về việc sắp xếp các đơn vị thuộc và trực thuộc Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau. Ảnh: Anh Tuấn.

Các quyết định của UBND tỉnh Cà Mau  đã chia nhỏ, phân công nhiều đơn vị quản lý  vệ sinh an toàn thực phẩm: Các cơ sở thu gom, sơ chế, chế biến thực phẩm nông, lâm, thủy sản được giao Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm quản lý nhưng cơ sở thu gom, sơ chế, chế biến gia súc, gia cầm lại được giao cho cơ sở trồng trọt rau, củ, quả có gắn với hoạt động sơ chế, làm sạch lại được giao cho đơn vị khác.

Tương tự như vậy, kho lạnh bảo quản, cơ sở kinh doanh nông lâm thủy sản, cơ sở sơ chế nhỏ lẻ, chợ đầu mối đấu giá... đều được phân tách, chia nhỏ để giao cho các cơ quan khác nhau quản lý.

Việc phân công này không những gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc xách định rõ đối tượng quản lý đối với cơ sở hoạt động nhiều loại hình mà còn gây khó khăn cho tổ chức, các nhân trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, ảnh hưởng đến sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản.

Có thể nói, việc thí điểm giải thể Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, tổ chức lại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm của UBND tỉnh Cà Mau đi ngược lại xu hướng phân công quản lý của Luật An toàn thực phẩm, quy định của Chính phủ, liên Bộ Nông nghiệp và PTNT, Nội vụ, không những không giảm đầu mối quản lý mà còn phân tách, chia nhỏ đối tượng quản lý, chưa phù hợp với quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết số 18 NQ/TW, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.