| Hotline: 0983.970.780

Vì sao cần ưu tiên chuyển đổi hệ thống nông nghiệp?

Thứ Năm 27/07/2023 , 12:10 (GMT+7)

Tổng giám đốc QU Dongyu trăn trở về những bài học rút ra từ cuộc họp cấp cao của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) tại Italy.

Sau 3 ngày diễn ra các sự kiện, Hội nghị thượng đỉnh về Hệ thống lương thực của Liên hợp quốc và 2 phiên họp đánh giá, rút kinh nghiệm trong việc triển khai các cam kết và hành động từ hội nghị tháng 9/2021 đã bế mạc vào thứ Tư theo giờ địa phương (Rome, Italy) tại Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO). Cuộc họp và đối thoại cấp cao quy tụ hơn 2.000 người tham gia từ 180 quốc gia, bao gồm hơn 20 người đứng đầu nhà nước và chính phủ và 125 Bộ trưởng, nhằm tìm hiểu những thách thức và cơ hội trong chuyển đổi hệ thống nông nghiệp.

“Tôi hy vọng khoảnh khắc tại 2 phiên họp đánh giá, rút kinh nghiệm này đã cung cấp tổng thể thông tin để chúng ta biết mình đang đứng ở đâu, đã làm được gì đến nay và phải làm gì trong tương lai”, Tổng Giám đốc FAO, Qu Dongyu phát biểu trong Lễ bế mạc.

Lễ bế mạc Hội nghị thượng đỉnh về hệ thống lương thực của Liên hợp quốc.

Lễ bế mạc Hội nghị thượng đỉnh về hệ thống lương thực của Liên hợp quốc.

Ông cho biết thêm: “Con đường phía trước còn dài và chúng ta cần đẩy nhanh các hoạt động của mình. Ông cũng nhấn mạnh rằng, FAO cam kết hỗ trợ các thành viên trên con đường thực hiện mục tiêu quốc gia của họ, hướng tới sản xuất tốt hơn, dinh dưỡng tốt hơn, môi trường tốt hơn và cuộc sống tốt đẹp hơn - không ai bị bỏ lại phía sau.

Qu Dongyu hy vọng những người tham gia sau khi rời Rome sẽ thấu hiểu những công việc quan trọng để triển khai lộ trình tại quốc gia của họ. Tại hội nghị, mọi người cùng nhận ra rằng, những nguyên nhân dẫn đến mất an ninh lương thực, suy dinh dưỡng trở nên phức tạp hơn do tác động của hàng loạt các yếu tố cộng hưởng như biến đổi khí hậu, suy thoái kinh tế, những xung đột đang diễn ra.

Ông nhấn mạnh: “Chúng tôi đã nghe nói về nhiều thách thức mà các bạn đang phải đối mặt, nhưng không hoàn toàn như vậy, chúng ta vẫn có cơ hội trong mọi khó khăn”, đồng thời ghi nhận các cuộc thảo luận có tầm ảnh hưởng về những cam kết chính trị lâu dài.

Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc Amina Mohammed đã chính thức khép lại 2 phiên họp đánh giá, rút kinh nghiệm bằng cách trình bày Lời kêu gọi hành động, thay mặt cho Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres.

Bà ủng hộ hành động khẩn cấp trên quy mô lớn để thu hẹp khoảng cách thực hiện, nêu bật các mối liên kết với tài trợ cho phát triển, xóa nợ, hòa nhập, tham gia với các chủ thể phi nhà nước và tiếp cận khoa học, công nghệ và đổi mới cho tất cả mọi người. Bà cũng vạch ra các ưu tiên chính cho hành động tiếp theo, bao gồm thiết lập các chiến lược hệ thống lương thực trong tất cả các chính sách quốc gia và thúc đẩy quan hệ đối tác nhiều bên.

“Thời điểm đánh giá và rút kinh nghiệm đã xác nhận những gì chúng ta học được tại Hội nghị thượng đỉnh về hệ thống thực phẩm đầu tiên vào năm 2021 -  chúng ta có thể nâng cao mục tiêu và đẩy nhanh hành động. Chúng ta hãy đưa tinh thần của cuộc họp này vào nỗ lực rộng lớn hơn trong mục tiêu phát triển bền vững và những nỗ lực cụ thể, làm cho hệ thống lương thực hoạt động hiệu quả tới mọi người”, bà nhấn mạnh.

Lễ bế mạc còn có sự tham dự của Chủ tịch Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD), ông Alvaro Lario, và Giám đốc Điều hành Chương trình Lương thực Thế giới.

Các cơ hội thông qua Hội nghị

Trong 3 ngày, các sự kiện do FAO tổ chức, những người tham gia cuộc họp rút kinh nghiệm, đánh giá đã tìm hiểu về tầm quan trọng của:

  • Đầu tư vào cơ sở hạ tầng - đảm bảo sản phẩm được sản xuất ra thị trường;
  • Kinh tế tuần hoàn và kinh tế sinh học - tăng hiệu quả, bền vững và giảm thất thoát, lãng phí;
  • Chi phí thực sự của thực phẩm - đưa ra quyết định hiệu quả;
  • Cơ sở hạ tầng pháp lý - đảm bảo tính minh bạch của sản phẩm;
  • Phát triển chuỗi giá trị - xây dựng hệ thống nông sản bền vững;
  • Thương mại - tăng tính đa dạng của thực phẩm, đảm bảo dinh dưỡng tốt hơn và tiếp cận chế độ ăn uống lành mạnh;

Những người tham gia cũng đã nghe những thông điệp mạnh mẽ về:

  • Lấy con người làm trung tâm, đặc biệt là thanh niên và phụ nữ để có những giải pháp hiệu quả hơn;
  • Sử dụng khoa học, công nghệ và đổi mới để sản xuất tốt hơn, đồng thời tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và chất lượng dinh dưỡng của thực phẩm;
  • Tài nguyên thiên nhiên - nền tảng của hệ thống nông nghiệp và nhu cầu cải thiện việc sử dụng hiệu quả - sản xuất ít hơn;
  • Tầm quan trọng của thức ăn thủy sản với việc chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng - cách thức chuyển đổi xanh của FAO là một sáng kiến có tầm nhìn để đạt được những mục tiêu này.
  • Tầm quan trọng của dữ liệu và dữ liệu không gian địa lý;
  • Tầm quan trọng của hợp tác quốc tế, bao gồm hợp tác Nam - Nam và Tam giác phát triển;
  • Nhu cầu tạo điều kiện cho các chính sách và cấu trúc quản trị;
  • Số hóa - một trong những động lực chính để thúc đẩy quá trình chuyển đổi hệ thống nông sản;
  • Nông dân nắm giữ chìa khóa để thúc đẩy, thích ứng và thực hiện các phương pháp, đổi mới và công nghệ mới;
  • Cơ hội tích cực khám phá tiến bộ kĩ thuật và thúc đẩy các công nghệ tiên tiến, bao gồm nông nghiệp dự báo, phân tích dữ liệu, trí tuệ nhân tạo và chuỗi, để cải thiện sản xuất và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các lộ trình quốc gia.

Xây dựng tương lai

Tổng Giám đốc Qu nhắc nhở các đại biểu rằng FAO luôn trung lập để đối thoại cho tất cả các thành viên và cho tất cả các bên tham gia. FAO tạo điều kiện học hỏi lẫn nhau để đạt được sự đồng thuận cho các giải pháp cụ thể theo bối cảnh và hành động chung cho sự chuyển đổi mà thế giới cần.

Ông khẳng định: “FAO cam kết hợp tác chặt chẽ và có ý nghĩa hơn với tất cả các đối tác Liên hợp quốc, để nâng cao hiệu quả và mở rộng tầm ảnh hưởng của chúng tôi trên thực tế”.

Đồng thời nhấn mạnh giá trị của Trung tâm điều phối các hệ thống lương thực của Liên hợp quốc, được tổ chức tại FAO thay mặt cho Hệ thống của Liên hợp quốc, với tư cách là một điều phối viên và người hỗ trợ hiệu quả, sẽ tập hợp những người trong hệ thống lương thực quốc gia và thu thập dữ liệu cần thiết.

Ông nói: “Trong tương lai, chúng ta cần củng cố các diễn đàn và tăng cường hỗ trợ tập thể để cải thiện công việc và hiệu quả của diễn đàn”.

Qu đã mời những người tham gia quay lại Rome vào tháng 10 để tham dự Diễn đàn Lương thực Thế giới 2023 - một trong những diễn đàn hiệu quả nhất thế giới để tiếp tục đối thoại về chuyển đổi hệ thống nông sản.

Hội nghị thượng đỉnh về Hệ thống lương thực của Liên hợp quốc và cuộc họp đánh giá, rút kinh nghiệm được xây dựng dựa trên động lực của Hội nghị thượng đỉnh về hệ thống lương thực năm 2021, bằng cách tạo ra một không gian thuận lợi để các quốc gia xem xét tiến độ thực hiện các cam kết hành động và xác định những thành công, điểm nghẽn lâu dài và các ưu tiên.

Tổng thư ký Liên hợp quốc đã cam kết trong phần Tóm tắt và Tuyên bố hành động về Hội nghị thượng đỉnh rằng, Liên hợp quốc sẽ triệu tập “một cuộc họp đánh giá toàn cầu hai năm một lần để xem xét tiến độ thực hiện các cam kết này và những đóng góp của mục tiêu cho thành tựu đến năm 2030”. Cuộc họp tiếp theo, Hội nghị thượng đỉnh về hệ thống lương thực của Liên hợp quốc sẽ được tổ chức vào năm 2025.

(Theo FAO)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Mỹ lần đầu sử dụng máy bay ném bom tàng hình B-2 tấn công Houthi

Mỹ đã lần đầu tiên sử dụng máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit tấn công các kho vũ khí của lực lượng Houthi ở Yemen vào sáng 17/10.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.