| Hotline: 0983.970.780

Vì sao tỷ lệ tiêm chủng bạch hầu ở TP. HCM chậm tiến độ?

Thứ Tư 08/07/2020 , 09:30 (GMT+7)

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, tính đến hết tháng 6/2020, tỷ lệ tiêm chủng bạch hầu cho trẻ sinh năm 2019 bị chậm khoảng 15% so với tiến độ.

Trẻ tiêm chủng tại Trung tâm tiêm chủng Trẻ em và người lớn VNVC. Ảnh: VNVC.

Trẻ tiêm chủng tại Trung tâm tiêm chủng Trẻ em và người lớn VNVC. Ảnh: VNVC.

Bệnh bạch hầu là bệnh nguy hiểm, người lớn và trẻ nhỏ đều có nguy cơ mắc bệnh. Những năm gần đây, cả nước đã xảy ra các vụ dịch bệnh bạch hầu rải rác tại một số địa phương. Nhiều ca bệnh là trẻ lớn ngoài độ tuổi tiêm chủng thường xuyên và người lớn.

Theo BS. Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), biện pháp phòng bệnh bạch hầu hiệu quả nhất hiện nay là chủ động tiêm vắc-xin phòng bệnh đầy đủ.

Ngoài việc tiêm đủ các mũi cơ bản, các hướng dẫn trên thế giới đều khuyến cáo tiêm nhắc để phòng bệnh bạch hầu. Mũi tiêm nhắc cho trẻ lớn (trẻ chuẩn bị đi học) và người lớn sẽ giúp giảm nguồn lây cho trẻ nhỏ và giảm tỷ lệ mắc bệnh ở cộng đồng.

Vắc-xin phòng bệnh bạch hầu được sản xuất dưới dạng kết hợp cùng các vắc xin khác để thành các vắc xin phối hợp thành phẩm (bạch hầu - uốn ván - ho gà). Cả tiêm chủng mở rộng hay tiêm chủng dịch vụ đều có vắc-xin phối hợp có thành phần bạch hầu. Tuy nhiên, hiện nay vắc xin phòng bệnh bạch hầu đối với hình thức tiêm chủng miễn phí chỉ áp dụng cho trẻ dưới 4 tuổi.

Do đó, đối với trẻ trên 4 tuổi và người lớn có thể đến các cơ sở tiêm chủng dịch vụ để được tư vấn, sử dụng vắc-xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu phù hợp với độ tuổi và tiền sử tiêm chủng. Một số vắc-xin dịch vụ hiện tại có trên thị trường: vắc-xin Tetraxim, vắc-xin Td, vắc-xin Adacel, vắc-xin Boostrix.

Tỷ lệ tiêm chủng phòng bệnh bạch hầu được tính theo tỷ lệ bao phủ đầy đủ các mũi vắc-xin cơ bản ở trẻ dưới 1 tuổi.

Tại TP.HCM, hằng năm tỷ lệ này đều đạt trên 95%. Tuy nhiên, trong những tháng đầu năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nên có thời gian hoạt động tiêm chủng phải tạm ngưng. Đồng thời tâm lý lo lắng bị nhiễm bệnh nên một số gia đình chưa đưa trẻ em đi tiêm chủng đúng lịch dẫn đến tiến độ bao phủ vắc-xin cho trẻ em bị chậm lại.

Tính đến hết tháng 6/2020, tỷ lệ bao phủ đầy đủ các mũi vắc xin cơ bản cho trẻ sinh năm 2019 đã bị chậm khoảng 15% so với tiến độ cần đạt.

Ngoài ra, tiêm chủng vắc-xin bạch hầu không mang lại miễn dịch suốt đời, vì vậy BS. Lê Hồng Nga khuyến cáo, việc tiêm nhắc cho trẻ lớn và người lớn là cần thiết.

BS. Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết, vắc-xin thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng luôn được cung ứng đầy đủ. Do đó, phụ huynh có con trong độ tuổi tiêm chủng an tâm đưa con đi tiêm đầy đủ các mũi vắc-xin bắt buộc theo quy định.

Tính đến nay đã ghi nhận 26 trường hợp mắc bệnh bạch hầu tại Kon Tum, Đăk Nông, trong đó 2 trẻ em tử vong; 1 bệnh nhân tại TP.HCM và Gia Lai là 10 trường hợp.

Xem thêm
Tập thể dục vào sáng và tối giảm nguy cơ ung thư ruột kết hơn 10%

Hoạt động thể chất vào các thời điểm khác nhau trong ngày có thể dẫn đến những kết quả khác nhau cho sức khỏe về lâu dài.

Nguyên nhân gây bệnh tim mạch và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh tim mạch là một trong những bệnh nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong cao. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch.

Người bị tiểu đường nên ăn gì thay cơm trắng?

Cơm trắng có chỉ số đường huyết cao, không tốt cho người tiểu đường. Vậy người bị tiểu đường nên thay cơm bằng thực phẩm gì?

Lá lốt có tác dụng gì với sức khoẻ?

Lá lốt không chỉ giúp hương vị của món ăn thêm thơm ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe và còn có tác dụng điều trị một số loại bệnh.