| Hotline: 0983.970.780

Vì sao bệnh nhân tử vong dù đã được tiêm phòng bệnh bạch hầu?

Thứ Ba 07/07/2020 , 08:58 (GMT+7)

Trường hợp cháu Vung mắc bệnh bạch hầu nhưng do hệ miễn dịch thấp, không được chữa trị kịp thời nên tử vong.

Vùng dịch tại xã Hải Yang, huyện Đăk Đoa đang bị phong tỏa

Vùng dịch tại xã Hải Yang, huyện Đăk Đoa đang bị phong tỏa

Như NNVN đã đưa tin, cháu Vung (4 tuổi, xã Hải Yang, huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai) đã bị tử vong do bạch hầu thanh quản ác tính, tổn thương đa cơ quan. Điều đáng nói, cháu Vung tử vong dù đã tiêm chủng đủ 4 mũi vắc xin bạch hầu trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Trong đó, 3 mũi vắc xin Quinvaxem cho trẻ dưới 1 tuổi (phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uấn ván, viêm gan B, viêm phổi, viêm màng não mủ) và 1 mũi vắc xin DPT (phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván).

Trao đổi vấn đề này, ông Đinh Hà Nam, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai cho biết, các loại vắc xin được tiêm chủng với mục đích tạo miễn dịch chủ động của cơ thể để chống lại các bệnh tật. Trong đó, vắc xin phòng bệnh bạch hầu là tạo ra kháng thể để trung hòa với độc tố do vi khuẩn gây bệnh bạch hầu tiết ra chứ không phải để cơ thể tiêu diệt bạch hầu.

Tỷ lệ tạo được kháng thể tốt với những người được tiêm vắc xin là trên 80%, còn lại tạo hệ miễn dịch thấp hơn. Trong trường hợp cháu Vung khá đặc biệt vì đã tiêm đầy đủ vắc xin như vậy thường sẽ không bị nặng.

Ông Nam cho rằng, có thể cháu Vung mắc bệnh bạch hầu trước đó nhiều ngày nhưng gia đình không biết, khi đưa tới Trung tâm Y tế thì đã bị nhiễm độc nặng. Cũng theo ông Nam, những trường hợp dương tính với vi khuẩn gây bệnh nhưng chưa chắc mắc bệnh. Khi nào gây ra các triệu chứng lâm sàng, kết hợp với các xét nghiệm khác thì mới có thể xác định ca bệnh.

Ông Nam cho cho biết, do trình độ nhận thức của người dân còn yếu nên việc tiêm vắc xin ở Gia Lai gặp không ít khó khăn. Hiện ngành y tế Gia Lai đang thúc đẩy nhiều biện pháp, trong đó có tiêm bổ sung để phấn đấu tỉ lệ tiêm chủng đạt trên 95% theo quy mô xã, phường.

Liên quan đến việc 10 người dương tính bệnh bạch hầu tại làng Bông Hiot, xã Hải Yang, huyện Đắk Đoa, lực lượng chức năng tỉnh Gia Lai đã tiến hành “phong tỏa” địa bàn nhằm khống chế dịch bệnh lây lan. Lực lượng chức năng đã lập 4 chốt chặn, không cho người bên trong ra khỏi làng. Người bên ngoài chỉ được vào làng khi có việc gấp, cung cấp thực phẩm và phải được kiểm soát, uống thuốc phòng ngừa.

Bên trong làng, tất cả người dân trong làng được uống thuốc diệt khuẩn phòng ngừa, khám sàng lọc. Tất cả những trường hợp có triệu chứng bệnh như ho, sốt… đều được đưa đi tới các cơ sở chữa trị.

Xem thêm
Phẫu thuật robot điều trị ung thư đoạn cuối ống mật chủ

TP.HCM Bệnh viện Bình Dân vừa thực hiện phẫu thuật robot cắt khối tá tụy điều trị ung thư đoạn cuối ống mật chủ cho nam bệnh nhân 43 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Nấm linh chi có giúp ngăn ngừa bệnh đậu mùa khỉ không?

Nấm linh chi có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, nên nhiều người cho rằng có thể dùng nấm linh chi để chống lại sự tấn công của những virus có hại.