Hơn 2000 đại biểu quốc tế sẽ tham dự Hội nghị toàn cầu về lương thực, thực phẩm. Quả mơ vàng được giá, nông dân mừng như bắt được vàng. Đồng Nai ngọt hóa vùng mặn, diện tích đất bỏ hoang giảm mạnh.
Hơn 200 đại biểu dự Hội nghị toàn cầu về lương thực, thực phẩm
Sáng 18/4, Bộ NN-PTNT tổ chức buổi họp báo về hội nghị Toàn cầu lần thứ 4 Hệ thống lương thực thực phẩm bền vững – mạng lưới một hành tinh (dự kiến diễn ra từ ngày 24 đến ngày 27/4 năm 2023).Chủ trì buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết: Đây là hội nghị cấp Bộ trưởng do Bộ NN-PTNT phối hợp với Ban thư ký Chương trình Lương thực, thực phẩm bền vững của Liên Hợp quốc tổ chức.Việc đăng cai tổ chức Hội nghị trong bối cảnh nông ngành nông nghiệp Việt Nam thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 dựa trên 3 trụ cột. Đó là: Nông nghiệp sinh thái – Nông thôn hiện đại – Nông dân văn minh, thông minh.
ÔNG NGUYỄN HOÀNG HIỆP-Thứ trưởng Bộ NN-PTNT“Hội nghị này nhắm đến thông điệp của hội nghị mà LTQ đưa ra có 3 vấn đề, một là chuyển đổi hệ thống lương thực một cách lành mạnh, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.Quan trọng nhất của hội nghị này là liên kết các quốc gia, không chỉ trên lý thuêts, cam kết mà tất cả các quốc gia cùng hành động trong bối cảnh mất an ninh lương thực toàn cầu. Vấn đề hứ hai, phải liên kết các quốc gia và có hợp tác đa phương và song phương để thúc đẩy hệ thống lương thực toàn cầu bền vững”.
Hội nghị có 9 phiên họp chính thức và 10 phiên họp kỹ thuật bên lề. NGoài ra còn có 1 ngày họp của Ban cố vấn Đa bên vào chiều 27/4 và sáng 28/4 tại khách sạn Sheraton Hà Nội.
Hội nghị sẽ xem xét các rào cản, các khó khăn, thách thức chính liên quan đến việc chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm (LTTP) và đề xuất các giải pháp, thực hiện chuyển đổi. Ngoài ra, Hội nghị sẽ giới thiệu những mô hình tốt, điển hình về chuyển đổi hệ thống LTTP ở các quốc gia và các sáng kiến của quốc tế.
ÔNG NGUYỄN ĐỖ ANH TUẤN– Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ NN-PTNT)
“Nói đến lương thực thực phẩm là nói đến hệ sinh thái tự nhiên chứ không chỉ sản xuất, và ông Tổng thư ký rất mong muốn các tổ chưc skinh tế, xã hội cùng chung tay để giải quyết 17 mục tiêu thiên niên kỷ”.
Ông Nguyễn Ngọc Thạch – Tổng biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam (đơn vị bảo trợ truyền thông trong nước về các hoạt động của Hội nghị) cho biết: Với một sự kiện có sự tham dự của hơn 200 đại biểu quốc tế, đây là cơ hội tuyệt vời để giới thiệu thành tựu nông nghiệp, quảng bá đất nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế. Do đó Ban tổ chức đã xây dựng một chương trình văn hóa nghệ thuật, trong đó xác lập không gian để tôn vinh hình ảnh nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam, trong đó có màn trình diễn âm nhạc truyền thống được biểu diễn bởi 30 nhạc công và không gian biểu diễn áo dài truyền thống.
QUẢ MƠ VÀNG ĐƯỢC GIÁ, NÔNG DÂN MỪNG NHƯ BẮT ĐƯỢC VÀNG
Những ngày này, người dân tỉnh Bắc Kạn đang thu hoạch quả mơ vàng. Năm nay quả mơ vàng bán được giá từ 15 đến 18 nghìn đồng/kg. Giá thu mua này cao hơn năm ngoái. Người trồng có thể lãi gần 200 triệu đồng/ha, nhiều gia đình thu về tiền tỷ. Hiện nay quả mơ vàng tại tỉnh Bắc Kạn được các hợp tác xã và doanh nghiệp trong tỉnh thu mua để chế biến. Trong đó có 2 nhà máy chế biến để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, còn lại các hợp tác xã chế biến thành những sản phẩm như rượu mơ, mơ sấy để bán thị trường trong nước. Mơ vàng là cây trồng chủ lực của tỉnh Bắc Kạn, địa phương này phấn đấu đến năm 2025 nâng diện tích cây mơ lên khoảng 1.000 ha, tổng sản lượng đạt 8.000 tấn/năm, tất cả được chế biến tại chỗ để xuất khẩu và phục vụ thị trường trong nước.
ĐỒNG NAI NGỌT HÓA VÙNG MẶN, DIỆN TÍCH ĐẤT BỎ HOANG GIẢM MẠNH(Minh Sáng - Lê Bình)
Từ chỗ chỉ có cây lúa, cây mía, việc canh tác hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên, đến nay người dân vùng hạ du sông Đồng Nai đã có vùng nuôi tôm công nghệ cao, vùng chuyên canh xen nhiều loại cây trồng mới. Cùng với đó, diện tích đất bỏ hoang ngày một giảm, thu nhập của người nông dân tăng.Vài năm trở lại đây, tình trạng hạn, mặn vùng hạ nguồn sông Đồng Nai không còn gay gắt như trước nhờ có công trình thủy lợi, các dự án nạo vét kênh mương, thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.Theo ông Lê Văn Việt, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt, bảo vệ thực vật và thủy lợi (Sở NN-PTNT), các công trình thủy lợi đang phát huy hiệu quả rõ rệt trong công tác ngăn mặn, trữ ngọt. Hiện tại đang là mùa khô nhưng độ mặn bên trong công trình thủy lợi chỉ ở mức 0,1‰. Việc chuyển đổi từ đất lúa, mía kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, cây ăn trái không chỉ giải quyết tình trạng xâm nhập mặn mà còn góp phần tăng thu nhập cho nông dân.