Ai-len mong sớm đưa sản phẩm thịt bò chế biến vào thị trường Việt Nam. Định hướng sản xuất bền vững trước thiên tai khó lường trong tương lai. Giá gạo ST25 xuất khẩu chạm mốc 1.300 USD/tấn. Đồng Tháp công bố tình huống khẩn cấp sạt lở sông Tiền.
(Tin 1) Ai-len mong sớm đưa sản phẩm thịt bò chế biến vào thị trường Việt Nam
Thanh Thuỷ - Đoan Trang(tts)
Phát biểu tại buổi làm việc với bà Pippa Hackett Quốc vụ khanh Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Hàng hải Ai-len, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan bày tỏ, với cương vị của mình bà Hackett tiếp tục quan tâm thúc đẩy hợp tác song phương giữa 2 quốc gia, kêu gọi các nước thành viên EU sớm xem xét tháo gỡ thẻ vàng áp dụng với các sản phẩm đánh bắt hải sản của Việt Nam. Đặc biệt, tiếp tục hỗ trợ kĩ thuật cho chương trình quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm. Bộ trưởng cũng đề nghị 2 bên trao đổi cơ hội và hợp tác về phòng chống dịch bệnh, chăn nuôi gia súc, gia cầm đặc biệt là chăn nuôi bò, bò sữa.
Bà Pippa Hackett - Quốc vụ khanh Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Hàng hải Ai-len đề xuất cục Thú Y hỗ trợ, xem xét, nhanh chóng phê duyệt để Ai-len sớm xuất khẩu thịt bò chế biến, thực phẩm cho thú cưng vào thị trường Việt Nam.
(Tin 2) Định hướng sản xuất bền vững trước thiên tai khó lường trong tương lai
Thanh Thuỷ sx
Cũng trong chiều nay, Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì cuộc họp công tác chuẩn bị hội nghị thúc đẩy, phục hồi sản xuất nông nghiệp sau cơn bão số 3. Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định, dù tăng trưởng nông nghiệp có thể đạt như kỳ vọng nhưng hội nghị phục hồi sản xuất vẫn là một hội nghị cần thiết, không chỉ giúp khôi phục lại sản xuất ngành nông nghiệp mà còn định hướng cho sản xuất bền vững trước tình hình thiên tai khó lường có thể xảy ra trong tương lai. Thiên tai đã tác động, ảnh hưởng nặng nề đến hầu hết các hoạt động kinh tế xã hội, thiết chế hạ tầng ở tất cả các tuyến từ vùng biển đến đồng bằng, trung du và khu vực miền núi, trong đó nông nghiệp là lĩnh vực bị thiệt hại nặng nề nhất.
Theo thống kê của Bộ NN-PTNT, cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão gây thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp trên 30.800 tỷ đồng, chiếm gần 38% tổng thiệt hại về kinh tế.
Giá gạo ST25 xuất khẩu chạm mốc 1.300 USD/tấn
Minh Phúc khai thác
Theo các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, giá dòng gạo ST, đặc biệt là ST25 của Việt Nam đã tăng tới 5.000 đồng/kg so với tháng trước và đang ở mức rất cao. Giá gạo nguyên liệu hiện tại đang ở mức 25.000 - 26.000 đồng/kg. Nguyên nhân là do nguồn cung khan hiếm trong khi nhu cầu thị trường lại rất cao kể cả nội địa và xuất khẩu.
Nếu như đầu năm nay, giá gạo ST25 xuất khẩu chỉ khoảng 750 - 800 USD/tấn thì hiện tại đã lên tới 1.300 USD/tấn. Đây là mức giá cao chưa từng có trong lịch sử xuất khẩu của ngành gạo Việt Nam. Không chỉ xuất khẩu mà nội địa cũng tiêu thụ rất mạnh, giá gạo chất lượng cao khoảng 35.000 đồng/kg.
Đồng Tháp công bố tình huống khẩn cấp sạt lở sông Tiền
Văn Vũ sx
UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Quyết định về việc công bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ sông Tiền, khu vực tổ 27, khóm 4, phường 11, thành phố Cao Lãnh sau khi xảy ra vụ sạt lở nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng chục hộ dân.
Theo đó, các biện pháp khẩn cấp cần áp dụng ngay để ứng phó và khắc phục hậu quả nhằm ngăn chặn, hạn chế mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, hỗ trợ người dân di dời khi phát hiện nguy cơ sạt lở, đảm bảo tuyệt đối an toàn tính mạng và hạn chế tối đa thiệt hại tài sản của người dân.
UBND tỉnh Đồng Tháp giao UBND TP. Cao Lãnh phối hợp cùng các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức gia cố khẩn cấp đoạn bị sạt lở nghiêm trọng, cử lực lượng thường trực theo dõi sát diễn biến tình hình sạt lở, đảm bảo phương châm “bốn tại chỗ” trước mọi tình huống bất ngờ có thể xảy ra, đảm bảo tuyệt đối an toàn tính mạng, hạn chế tối đa thiệt hại tài sản của người dân.
TIn dự phòng
Lâm Đồng đặt mục tiêu xuất khẩu rau đạt 100 triệu USD/năm
Minh Phúc khai thác
Tỉnh Lâm Đồng đặt mục tiêu đến năm 2030, tổng diện tích rau canh tác toàn tỉnh đạt khoảng 30.000 ha, tương ứng với diện tích gieo trồng 95.500 ha, tổng sản lượng đạt 3,9 - 4 triệu tấn, tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 100 triệu USD/năm.
Trong đó, phân bổ diện tích rau an toàn canh tác 24.000 ha, tương ứng gieo trồng 78.000 ha, tổng sản lượng mỗi năm đạt 3,1 - 3,3 triệu tấn, truy xuất nguồn gốc chiếm 84%.
Toàn tỉnh phát triển 10 vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao với tổng diện tích khoảng 10.000 ha; chiếm 80% sản lượng rau đưa vào sơ chế, chế biến; 70% sản lượng rau tiêu thụ theo hợp đồng.