Áp dụng công nghệ trong nuôi biển thích ứng biến đổi khí hậu. Ngành gỗ đối diện bất lợi kép. Xuất khẩu rau quả có nhiều tín hiệu phục hồi. Giá sầu riêng tăng 10.000 đồng/kg.
Ngày 5/8, tại tỉnh Khánh Hòa, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề “Phát triển nuôi cá lồng bè trên biển bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu”.Theo Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Việt Nam có nhiều tiềm năng trong lĩnh vực nuôi biển với lợi thế bờ biển dài và trên 1 triệu km2 vùng đặc quyền kinh tế biển cùng hơn 4.000 hòn đảo lớn nhỏ. Ông Lê Quốc Thanh cho biết, quan điểm của Bộ NN-PTNT là hình thành tư duy kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, thay vì tư duy sản lượng như trước kia. Do đó, việc đưa công nghệ, giải pháp và cách nhìn mới trong nuôi biển cần phải có chiến lược để giúp người dân phát triển tổng hợp kinh tế xã hội nhưng vẫn đảm bảo vấn đề môi trường biển.Theo Tổng cục Thủy sản, năm 2021, cả nước thả nuôi 9.000 ha cá biển và 4 triệu m3 lồng, với tổng sản lượng trên 57.800 tấn. Thời gian qua, nghề nuôi biển đã có những chuyển biến mạnh mẽ, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội vùng biển và hải đảo.biến đổi khí hậu
NGÀNH GỖ ĐỐI DIỆN BẤT LỢI KÉP
Thông tin từ Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ thu về hơn 9,7 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, Theo nghiên cứu của các hiệp hội gỗ và Forest Trends đối với 51 doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ, thị trường Hoa Kỳ có 32/45 doanh nghiệp có doanh thu xuất khẩu trong quý 2 giảm, bình quân gần 39,6% so với các tháng đầu năm nay.Xu hướng tương tự cũng xảy ra tại thị trường EU. Có 24/38 doanh nghiệp xác nhận sự sụt giảm doanh thu trong quý 2. Mức sụt giảm bình quân là 42% so với các tháng trước đó.Ở các thị trường khác, tỷ lệ doanh nghiệp xác nhận doanh thu xuất khẩu sụt giảm chiếm tỷ lệ áp đảo. Mức sụt giảm từ 22 - 41% so với các tháng trước đó.Ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, ngành gỗ đang đối diện nhiều hơn với các vụ kiện phòng vệ thương mại khiến doanh nghiệp Việt phải chịu thiệt hại ngày càng lớn.
XUẤT KHẨU RAU QUẢ CÓ NHIỀU TÍN HIỆU PHỤC HỒI
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết, xuất khẩu rau quả tháng 7 tiếp tục phục hồi, đạt 260 triệu USD, tăng 0,3% so với tháng 6, nhưng giảm 1,8% so với tháng 7 ngăm ngoái. Tính chung 7 tháng đầu năm, tổng trị giá xuất khẩu rau quả đạt ước 1,7 tỷ USD, giảm 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc đang có nhiều tín hiệu tích cực khi hoạt động thông quan mặt hàng rau quả qua các cửa khẩu biên giới phía bắc được diễn ra thuận lợi. Cục Xuất Nhập khẩu nhận định, xuất khẩu rau quả đang có nhiều triển vọng phục hồi trong nửa cuối năm, bởi nhu cầu tiêu thụ tại Trung Quốc đang tăng mạnh. Bên cạnh đó, một số trái cây của Việt Nam gần đây được cấp phép xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc cũng góp phần nâng cao trị giá xuất khẩu rau quả.
GIÁ SẦU RIÊNG TĂNG TỚI 10.000 ĐỒNG/KG
Giá sầu riêng tại tỉnh Tiền Giang hiện dao động từ 55.000 - 60.000 đồng/kg, tùy loại, tăng khoảng 10.000 đồng/kg so với tháng trước.Theo các nhà vườn, sầu riêng tăng giá trở lại nhờ điểm nghẽn về lưu thông hàng hóa được tháo gỡ; cuối vụ thu hoạch nên nguồn cung có hạn, trong khi nhu cầu thị trường cao.Đồng thời, nỗ lực của các địa phương trong xúc tiến thương mại cho nông sản đang mang lại kết quả nhất định.Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, địa phương có trên 16.000 ha sầu riêng, sản lượng thu hoạch khoảng 300.000 - 320.000 tấn/quả mỗi năm.