Các thành viên hợp tác xã Khai Thái, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, đã sơ chế vỏ cây chuối sau thu hoạch, thành sản phẩm xuất khẩu mạng lại hiệu quả kinh tế cao.
Biến vỏ cây chuối bỏ đi thành sản phẩm xuất khẩu
Các thành viên hợp tác xã Khai Thái, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, đã sơ chế vỏ cây chuối sau thu hoạch, thành sản phẩm xuất khẩu mạng lại hiệu quả kinh tế cao.
Vào hình bằng nhạc nền vui tươi và phỏng vấn nhân vật.
Hình ảnh sợi chuối cùng nhạc nền.
Nếu như trước đây, những thân cây chuối này chỉ dùng để làm thức ăn cho gia súc, hoặc để bỏ đi gây lãng phí và ô nhiễm môi trường. Thì nay những thân cây chuối này đã được các thành viên của hợp tác xã sợi chuốiHợp tác xã Khai Thái thôn Vĩnh Trung, xã Khai Thái, huyện Phú Xuyên, Hà Nội gom lại để cung cấp cho hợp tác xã sơ chế thành sợi tơ chuối.
Phỏng vấn.
Ông ĐÀO VĂN HÙNG
Quản lý sản xuất, Hợp tác xã sợi chuối Khai Thái, huyện Phú Xuyên, Hà Nội
Lập ra công ty sợi chuối bà con cũng rất là phấn khởi và đã tạo ra công ăn việc làm và những cây chuối trước kia toàn là bỏ đi thôi, không làm gì, nhưng nay đã nhờ có công nghệ và phát triển, cho nên sợ chuối đã mang lại rất nhiều việc cho bà con, cho nên bà con rất phấn khởi.
Ông Hùng đã có nhiều năm gắn bó với công việc tách sợi chuối.
Với các công đoạn như cắt chuối, tách bẹ và đưa bẹ chuối vào máy ép dể lấy sợi.
Sau khi sợi chuối được ngâm qua nước vôi trắng sẽ được mang đi phơi, sau khi phơi với ngày nắng to, có khi chặt cây buổi sáng đến tối đã thu được sợi thành phẩm.
Việc phơi sợi chuối phải đảm bảo đủ nắng và không để dính nước mưa, nếu trời mưa sợi chuối sẽ bị mốc và không được vàng. Do vậy công đoạn phơi sợi chuối là rất quan trọng, đòi hòi người nông dân phơi đúng khoảng cách, thường xuyên nghe ngóng thời tiết.
Phỏng vấn.
Ông ĐÀO VĂN HÙNG
Quản lý sản xuất, Hợp tác xã sợi chuối Khai Thái, huyện Phú Xuyên, Hà Nội
Trong quá trình trong quá trình đi phơi nhà mình phải ngâm nước vôi trong để chống mốc, sau đó mình phơi phơi xong nếu mà gặp nắng thì là khô được làm được các mặt hàng làm cái này thì thu nhập nó cao hơn với mọi người. phụ khác.
Hiện nay, toàn bộ sản phẩm của hợp tác xã được doanh nghiệp bao tiêu đầu ra để xuất khẩu sang thị trường trong và ngoài nước.
Từ những sợi chuối này, qua bàn tay khéo léo của những người phụ nữ sẽ tạo ra những sản phẩm vô cùng độc đáo và thân thiện với môi trường.
Những sản phẩm như túi, mũ, đèn lồng luôn thu hút khách hàng.
Phỏng vấn.
Bà NGUYỄN HỒNG THANH
Thôn Vĩnh Trung, xã Khai Thái, huyện Phú Xuyên, Hà Nội
Mang được nghề về cho bà con làm thì từ cây chuối này để làm ra những sản phẩm chuối này, nó rất là tác dụng, mà lại người nông dân lại có không ăn việc làm, tết thành những cái sợ thành đôi, thành ba, bốn, năm tết ra nhiều lắm. Sau đó là lại đan ra thành các cái sản phẩm như là lọ lục bình, rồi làm ra những cái giỏ rồi, may ra những cái mũ, làm từ cái cây chuối này tuốt được ra thành cái sợi này sợ rất là đơn giản, còn làm ra những sản phẩm đúng là phải cần những người có năng khiếu, cũng phải khéo tay thì mới làm được, không thì phần nhiều không làm được đâu.
Trung bình 1 hacha chuối sau thu hoạch quả có từ 40 đến 50 tấn thân cây dùng để tách lấy sợi, bình quân một tấn thân cây chuối tươi sẽ sơ chế được khoảng 100 kg sợi thô, với giá bán 80.000đ/kg. Bình quân 1 ha chuối bà con thu nhập từ 30 đến 40 triệu đồng.
Phỏng vấn.
Anh BÙI KHÁNH DŨNG
Giám đốc Công ty Musa Pacta
Có một tháng sản xuất liên tục hoặc là khi trời nắng, khi nông nhàn, hoặc là có thể một tháng nghỉ cũng không thể không sao cả vì cây chuối nó không thể mốc. Có thể nói là cái việc sản xuất sơ chuối nghề nghiệp này nó không đòi hỏi nhiều cái đào tạo mà chỉ cần một người được huấn luyện trong vòng 1 - 2 ngày để có thể khá thành thạo rồi.
Thân cây chuối là một trong những phế phẩm nông nghiệp đã được bà con nông dân hợp tác xã Khai Thái tận dụng để thay thế thành và sản xuất sợi chuối xuất khẩu và những sản phẩm thông dụng, có ích góp phần vào việc bảo vệ môi trường.
Từ mô hình này có thể khẳng định khi có giải pháp hiệu quả tận dụng các phế phẩm nông nghiệp sẽ mang lại lợi ích kép cho người nông dân.
Mong rằng trong thời gian tới, sợi chuối sẽ là một ngành nghề mới, một hệ sinh thái mới giúp người dân phát triển kinh tế.