Các Hội, Tổng hội ‘tam nông’ cần tư vấn nhiều hơn phản biện. Nơi thôn, làng trồng cà phê gây quỹ cộng đồng. Kiến nghị xây Trung tâm đầu mối gắn với vùng nguyên liệu thủy sản vùng ĐBSCL. Nuôi tôm trong ao nổi có mái che, lợi nhuận hơn 600 triệu đồng/vụ.
Các Hội, Tổng hội ‘tam nông’ cần tư vấn nhiều hơn phản biện
Làm việc với các Hội, Hiệp hộitrong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn chiều ngày 18/7, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, đánh giá: Trong những năm qua, 71 Hội, hiệp hội do Bộ quản lý đã đóng góp tích cực, cùng với Bộ xử lý những vấn đề cốt lõi; góp phần tích cực vào cơ cấu lại ngành. Bộ Trưởng Lê Minh Hoan nhắc đến khai niệm “Think tank”, có nghĩa là “bể chứa tư tưởng”. Các quốc gia phát triển luôn coi trọng các Hội, hiệp hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp. Bởi bất kỳ bộ máy nhà nước nào cũng bị hành chính hóa. Mà khi đã bị hành chính hóa thì sẽ giới hạn về không gian tư tưởng, sáng kiến. Bộ trưởng mong muốn các Hội, Hiệp hội hãy phát huy vai trò tư vấn hơn là vai trò phản biện. Bởi trong hoạt động tư vấn đã bao hàm cả tính phản biện rồi. Chuyên gia của các hội, hiệp hội cần đóng góp nhiều hơn những sáng kiến, góc nhìn mới, cách tiếp cận mới để tư vấn cho Chính phủ, các Bộ, ngành xâyd ựng đề án, chiến lược, cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển “tam nông”và đưa chính sách vào cuộc sống nhanh hơn tam nông.
Nơi thôn, làng trồng cà phê gây quỹ cộng đồng
Trên những mảnh đất trống, người dân xã Glar (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã trồng cà phê để tạo nguồn thu cho các hoạt động cộng đồng. Mô hình này đã được duy trì và phát triển trong nhiều năm qua, mang lại hiệu quả thiết thực cho 9 thôn, làng của xã Glar. Với diện tích gần 15 ha, mô hình này đã thu về hơn 1 tỷ đồng từ bán sản phẩm cà phê mỗi năm, giúp nhiều hộ nghèo có điều kiện phát triển sản xuất và xây dựng công trình cộng đồng. Mô hình cà phê gây quỹ cộng đồng được khởi xướng từ năm 2008, trên diện tích 2,6 ha đất trống của thôn Dơk Rơng, cho thu nhập từ 200 - 250 triệu đồng mỗi năm. Từ nguồn quỹ có được, ngoài việc tái đầu tư cho vườn cà phê cộng đồng, người dân làng Dơk Rơng chủ động được kinh phí sử dụng cho nhiều mục đích khác như hỗ trợ cho các hộ nghèo vay phát triển sản xuất, hay đóng góp cùng nhà nước đường giao thông, đường nội đồng và xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng.
Kiến nghị xây Trung tâm đầu mối gắn với vùng nguyên liệu thủy sản vùng ĐBSCL
Ngày 18/7, Cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) phối hợp với Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến xây dựng Đề án Trung tâm đầu mối ở Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng gắn với vùng nguyên liệu thủy sản ven biển ĐBSCL. Theo Cục Thủy sản, việc xây dựng Đề án Trung tâm đầu mối ở Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng gắn với vùng nguyên liệu thủy sản khu vực ven biển là một trong những định hướng trong Quy hoạch vùng ĐBSCL giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050. Ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản cho rằng, việc xây dựng trung tâm đầu mối gắn với vùng nguyên liệu thủy sản vùng ĐBSCL mới chỉ là ý tưởng. Bước tiếp theo phải dựa trên những số liệu, kết quả điều tra dựa trên những ý kiến tham vấn để xây dựng dự thảo đề án, tránh tình trạng “xây chợ xong không có tiểu thương”.
Nuôi tôm trong ao nổi có mái che lợi nhuận hơn 600 triệu đồng/vụ
Những năm gần đây, giải pháp nuôi nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao trong ao nổi có mái che đang được người dân Hà Tĩnh đầu tư phát triển. Hình thức nuôi này không chỉ giúp các hộ nuôi tôm vượt qua thách thức: biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, mà còn tăng được vụ sản xuất trong năm và gia tăng sản lượng trên đơn vị diện tích. Hiện toàn tỉnh Hà Tĩnh đã có 40 cơ sở đầu tư bể nổi có mái che, với số lượng 320 bể; tổng thể tích 90 nghìn m3. Đây là hình thức nuôi mới, giúp bà con quản lý ao nuôi hiệu quả và kiểm soát tốt chỉ tiêu môi trường nước, điều hòa nhiệt độ ao nuôi, giảm dịch bệnh. Năng suất thu hoạch đạt 12 tấn/ha/vụ; lợi nhuận trên 650 triệu đồng/vụ.