Cấp bách cung ứng giống cây trồng cho vụ đông xuân 2024 - 2025. Nhiều nước và tổ chức quốc tế ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3. Quảng Bình hết bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò. Lão nông sáng chế máy tuốt lúa chét ngập nước.
Cấp bách cung ứng giống cây trồng cho vụ đông xuân 2024 - 2025
Thanh Thủy sản xuất
Theo thống kê đến ngày 18/9, tổng diện tích cây trồng bị ảnh hưởng bởi bão số 3 lên tới khoảng 312.000 ha. Trước tình hình đó, việc chuẩn bị sớm vật tư nông nghiệp và giống cây trồng là vô cùng cấp thiết, đặc biệt là lúa giống để đảm bảo kịp thời vụ sản xuất.
Tại Hội nghị “Hỗ trợ phục hồi sản xuất trồng trọt sau bão, lũ tại các tỉnh, thành phố phía Bắc” diễn ra sáng nay, Cục BVTV thông tin, vụ đông xuân 2024-2025, tổng nhu cầu của các địa phương chịu thiệt hại là 15.000 tấn lúa giống, 112 tấn hạt giống rau và 980 tấn hạt giống ngô. Hiện tại, lượng giống phù hợp trong kho dự trữ quốc gia bao gồm hơn 4.100 tấn lúa giống, 250 kg hạt giống rau, và hơn 257 tấn hạt giống ngô.
Thứ trưởng Bộ Nn-ptnt Hoàng Trung cho rằng, với sự vào cuộc của các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng… cũng như nguồn lực địa phương và các chính sách, giải pháp hỗ trợ… sản xuất trồng trọt sẽ sớm được phục hồi và giữ vững đà tăng trưởng trong năm 2024.
Nhiều nước và tổ chức quốc tế ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
Duy học
Sáng 18/9 tại Hà Nội, Bộ NN-PTNT tiếp nhận viện trợ khẩn cấp của Đại sứ quán các nước nhằm hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 - Yagi. Ngoài số tiền mặt 13 triệu USD, Bộ NN-PTNT đã tiếp nhận hơn 200 tấn hàng hóa theo các chuyến chuyên cơ khẩn cấp từ Mỹ, Thụy Sĩ, Anh, Ấn Độ… gồm các đồ dùng thiết yếu như thiết bị nhà bếp, y tế, trường học, thiết bị cứu trợ khẩn cấp như nước sạch, lều bạt, thiết bị sửa chữa… và kịp thời triển khai tới các địa phương. Thay mặt Bộ NN-PTNT, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp gửi lời cảm ơn sâu sắc và đánh giá cao sự hỗ trợ từ các nước và tổ chức quốc tế trong thời điểm hiện nay dành cho Việt Nam. Nhấn mạnh, ưu tiên của ngành nông nghiệp hiện nay là phục hồi sản xuát một các sớm nhất để đảm bảo sinh kế cho người dân. Thứ trưởng kêu gọi sự hỗ trợ lâu dài của các Đại sứ quán, tổ chức quốc tế trong các nội dung như tư vấn, sinh kế người dân, sản xuất nông nghiệp, dự báo, chia sẻ thông tin… để những thảm họa không lặp lại trong tương lai.
(Tin 3) Quảng Bình hết bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò
Tâm Phùng - Tâm Đức sx
Ngày 18/9, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Bình cho biết, địa phương này đã khống chế được bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò.
Bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Từ đầu tháng 4/2024, bệnh này đã xảy ra tại 45 hộ ở 14 xã của 4 huyện (Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh), làm 67 con bò mắc bệnh, trong đó có 17 con chết.
Ngay sau khi phát hiện bệnh, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng địa phương khẩn trương triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống nhằm hạn chế dịch bệnh lây lan, khoanh vùng, dập dịch. Đồng thời, triển khai tiêm phòng vắc-xin viêm da nổi cục cho cho đàn trâu, bò.
Đến nay, các địa phương đã khống chế các ổ dịch, 14/14 xã có dịch đã qua 21 ngày.
(Tin 4) Lão nông sáng chế máy tuốt lúa chét ngập nước
Văn Vũ sx
Lúa chét hay còn được gọi là lúa tái sinh. Đây là loại lúa trổ từ gốc rạ sau khi nông dân thu hoạch vụ lúa chính. Do cây lúa sinh trưởng tự nhiên không cần chăm sóc hay bón phân nên cho năng suất không cao, khi thu hoạch lúa rất vất vả, đặc biệt ở những đồng ruộng ngập nước,
Trước những khó khăn của việc thu hoạch lúa chét, anh Nguyễn Thanh Lộc ở xã Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang tự mày mò, sáng chế ra một chiếc máy tuốt lúa chét, có thể sử dụng cả ở những cánh đồng ngập nước. Anh Lộc cho biết, chiếc máy này được anh cải tiến kết cấu dựa trên một số máy có sẵn. Khi sử dụng, máy sẽ được đặt lên 1 chiếc xuồng để đẩy đi trong nước.
Hội nông dân xã Thanh Lộc cho biết: Hiện tại rất nhiều bà con đã nhờ anh Lộc phụ giúp và trả công. Ngoài ra, anh Lộc còn sẵn sàng chia sẻ cách làm chiếc máy cho những ai có nhu cầu..