Tại huyện Văn Chấn (Yên Bái), công tác chống đói, rét cho đàn gia súc bước đầu đã đã đạt hiệu quả khi người dân chủ động nguồn thức ăn dự trữ và gia cố chuồng trại.
Chống đói, rét cho đàn gia súc
Tại huyện Văn Chấn công tác chống đói, rét cho đàn gia súc bước đầu đã đã đạt hiệu quả khi người dân chủ động nguồn thức ăn dự trữ và gia cố chuồng trại.
Là một trong những hộ chăn nuôi bò sinh sản có quy mô nhất tại địa phương, gia đình chị Thào Thị Sểnh, thôn Giàng A, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn đã có nhiều kinh nghiệm chống đói rét cho đàn vậy nuôi từ các năm trước.
Bước vào đầu mùa đông, gia đình chị đã làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi, hiện nay tổng đàn bò của gia đình chị Sểnh là gần 50 con, chưa kể trước đó gia đình chị đã bán gần chục con lấy kinh phí đầu tư mở rộng chuồng trại. Để chủ động thức ăn cho đàn bò, gia đình chị đã tích lũy rơm rạ và trồng thêm cỏ voi. Cùng với đó gia cố thêm chuồng trại, vệ sinh sạch sẽ và có phương án che chắn giữ ấm cho đàn bò trong mùa đông.
Chị THÀO THỊ SỂNH - Thôn Giàng A, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái
Bây giờ thời tiết nó lạnh lạnh rồi thì tầm khoảng là 9:00, muộn nhất là 9:00 em mới thả để cho nó không lạnh mấy, lúc ngày nào nó lạnh quá thì em cũng cho rơm với cắt ít cỏ cho nó ăn mấy ăn cám với lại cho ít cám cho con mẹ nó ăn với lại nó mới có sức đề kháng cho con bò nhà mình.
Cũng giống như gia đình chị Sểnh, gia đình anh Giàng Anh Xênh, thôn Nà Nọi, xã Sùng Đô cũng đã chủ động trong việc chăm sóc và bảo vệ cho đàn vật nuôi của gia đình mình. Với 14 con trâu, bò hiện có, gia đình anh Xênh đã thu mua rơm rạ của người dân xung quanh và trồng 1ha cỏ voi chủ động thức ăn cho trâu, bò ngay từ đầu vụ đông. Cùng với đó thì công tác tiêm phòng vắc xin cũng được thực hiện đầy đủ. Chuồng trại được quây che bằng bạt 4 phía xung quanh, đảm bảo ấm áp về mùa đông và thoáng mát về mùa hè.
Anh GIÀNG A XÊNH - Thôn Nà Mọi, xã Sùng Đô, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái
Chuồng trại thì phải phủ bạt kín mà không nắng mưa vì nó không sợ gió và sương nó mới không vào được thì mới đảm bảo không lây bệnh ở đâu nó vào nó không bệnh. Cỏ nó phải lúc nào nó phải đủ cho nó ăn hàng ngày, hàng tối nó mới đảm bảo cho đàn gia súc, đàn trâu, đàn bò. Tiêm phòng thì thí dụ mình có tiền thì mình tiêm mà Không tin thì mình mua thuốc về pha xong mình cho vào thức ăn luôn.
Đối với người dân xã Sùng Đô thì con trâu, con bò được xem là tài sản lớn, là của cải tích lũy của người dân. Phát huy thế mạnh của địa phương, nhiều năm qua, chăn nuôi đại gia súc đã được nhân dân chú trọng. Trung bình mỗi hộ gia đình ở Sùng Đô nuôi từ 3 con trâu, bò trở lên. Hiện toàn xã Sùng Đô có gần 1.300 con trâu, bò trong đó đàn bò là gần 800 con, còn lại là đàn trâu. Xác định con trâu, con bò là tài sản lớn của gia đình, do đó việc chăm sóc, bảo vệ đàn trâu, bò đã được người dân trong xã quan tâm, chú trọng từ nhiều năm nay. Đồng thời, ngay từ đầu vụ đông xã đã có công văn gửi xuống các thôn bản tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống đói rét cho trâu, bò.
Ông CỨ A SÙNG - Bí thư Đảng ủy xã Sùng Đô, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái
Như mấy năm trước đây thì nó thường là chúng ta không tiết kiệm là gọi là rơm rạ về nhà thì chăn nuôi ở cánh đồng thì nó bị chết rét, thì chúng tôi cũng đã có một cái phương án đề nghị là bà con nhân dân là quây lại và mang rơm rạ về nhà, rồi là có thể là có chuồng trại như nhà gia đình trong nhà anh Sanh như thế này thì đảm bảo, thế là mấy năm nay nó cũng không có tình trạng là trâu bò bị đói hoặc là chết rét.
Huyện Văn Chấn hiện có tổng đàn gia súc trên 120 nghìn con, trong đó đàn trâu, bò trên 21.500 con, còn lại là đàn lợn trên 92 nghìn con. Thời gian qua, huyện Văn Chấn đã triển khai, thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án hỗ trợ chăn nuôi của Nhà nước, của tỉnh, của huyện nên tổng đàn trâu, bò của huyện đã tăng so với cùng kỳ. Đã xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi trâu, bò với quy mô lớn từ 10 con đến 50 con. Qua các mô hình chăn nuôi vừa và nhỏ cho thấy chăn nuôi trâu, bò thương phẩm hoặc sinh sản đem lại giá trị kinh tế cao. Do đó để bảo vệ tài sản của gia đình mình, trong những năm gần đây người dân đã chú trọng tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin và chủ động các biện pháp bảo vệ đàn vật nuôi trong những ngày đông giá.
Ông PHẠM ANH TÚ - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm dịch vụ hỗ trợ phát triển nông thôn huyện Văn Chấn
Đề nghị các ban chỉ đạo các xã phòng chống đói rét dịch bệnh ở xã khi nhận được công điện về tình hình gió mùa đông bắc và rét đậm, rét hại thì đề nghị tuyên truyền sâu rộng đến các hộ chăn nuôi, để các hộ chăn nuôi nắm được thông tin để chủ động công tác phòng chống đói rét ngay từ ở các hộ. Chuồng trại thì nhất là các xã vùng cao và sắp tới là các xã đã thực hiện những mục tiêu quốc gia nhập trâu bò và sang tháng 12 thì đề nghị khâu chuồng trại làm then chốt đề nghị là chọn những người chuồng trại phải có mái che, nơi cao giáo và chánh chó lùa và có bạt che và nhất là giai đoạn khi nhiệt độ xuống dưới 10°c thì yêu cầu bắt buộc là phải nhốt gia súc tại nhà để chăn dắt.
Mặc dù từ đầu mùa đông năm nay chưa có trận rét đậm rét hại nào, nhưng theo dự báo thời tiết năm nay sẽ còn nhiều đợt rét đậm, rét hại vào đầu tháng 12 và sau tết Nguyên đán. Do đó bà con không nên chủ quan và cần làm tốt công tác vệ sinh chuồng trại, chăm sóc đàn vật nuôi không để bùng phát các loại dịch bệnh.