Chuỗi nước mắm truyền thống nguy cơ đứt gãy do thiếu nguyên liệu. Khai giảng lớp tập huấn giảng viên quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp. Xuất khẩu rau quả giảm 4 tháng liên tiếp. Giá tăng gấp 3 lần, thương lái đến tận vườn thanh long thu mua.
CHUỖI NƯỚC MẮM TRUYỀN THỐNG NGUY CƠ ĐỨT GÃY DO THIẾU NGUYÊN LIỆU
Trong bối cảnh tiêu thụ nước mắm truyền thống tăng mạnh nhờ hoạt động kinh tế, du lịch phục hồi, hàng loạt cơ sở sản xuất nước mắm tại tỉnh Bình Thuận lại đứng ngồi không yên vì nguồn cá cơm phục vụ sản xuất thiếu hụt nghiêm trọng, lượng nước mắm truyền thống cung cấp cho thị trường có nguy cơ bị đứt gãy.Theo Hiệp hội Nước mắm Phan Thiết, Nguyên nhân chính khiến nguồn cung cá cơm thiếu hụt trong nhiều tháng qua do chi phí xăng dầu, nhân công… tăng giá khiến ngư dân ngại bám biển. Mặt khác, thời tiết không thuận lợi cũng khiến các luồng cá cơm ít xuất hiện, năng suất đánh bắt không cao. Hiện tại, các cơ sở chế biến chỉ còn trông đợi vào vụ cá cơm tháng 7 sắp tới để hy vọng có thể lấp đầy các mái muối, kịp cung cấp cho thị trường vào năm sau.Toàn tỉnh Bình Thuận hiện có 32 doanh nghiệp và hơn 80 hộ kinh doanh chế biến nước mắm, ngoài ra còn có hơn 100 cơ sở nhỏ lẻ khác với tổng sản lượng bình quân khoảng 36 triệu lít mỗi năm.
KHAI GIẢNG LỚP TẬP HUẤN GIẢNG VIÊN QUẢN LÝ SỨC KHỎE CÂY TRỒNG TỔNG HỢP
Sáng 16/5, tại Trung tâm BVTV phía Nam, Cục Bảo vệ thực vật tổ chức Khai giảng khóa đào tạo giảng viên quốc gia về quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợptrong vụ Hè Thu năm 2022 cho 30 học viên là cán bộ chi cục trồng trọt của các tỉnh phía Nam.Thông qua khóa đào tạo này, các học viên sẽ được củng cố những kiến thức quản lý dịch hại tổng hợp, cập nhật các kiến thức mới trong quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp; kỹ năng huấn luyện nông dân thông qua các buổi học và các thực nghiệm đồng ruộng thực tiễn, tổ chức các lớp học hiện trưởng để phát triển quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp thành công ở địa phương theo Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững của Bộ NN-PTNT đã được Thủ tướng phê duyệt. Trước đó, Cục BVTV đã khai giảng khóa đào tạo giảng viên quốc gia về quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp trong vụ Hè Thu năm 2022 tại các tỉnh phía Bắc vào tháng 2 năm nay.
XUẤT KHẨU RAU QUẢ GIẢM 4 THÁNG LIÊN TIẾP
Theo số liệu thống kê mới nhất từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu rau quả tháng 4/2022 đạt 327 triệu USD, giảm khoảng 19% so với tháng 4/2021.Tính chung 4 tháng đầu 2022, trị giá xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam đạt 1,17 tỷ USD, giảm 14,3% so với cùng kỳ năm năm ngoái.Trong đó trị giá xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đạt 625,8 triệu USD, giảm 27,7%, chiếm 53,3% tổng trị giá xuất khẩu hàng rau quả.Trái ngược với tình hình ảm đạm tại quốc gia đông dân nhất thế giới, trị giá xuất khẩu rau quả sang các thị trường như Hoa Kỳ, Australia, Hàn Quốc, Hà Lan và Nhật Bản đều ghi nhận mức tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm 2021.
GÍA TĂNG GIÁ GẤP 3 LẦN, THANH LONG
Sau thời gian giảm giá do ùn ứ nông sản tại các cửa khẩu sang Trung Quốc, thanh long Tiền Giang đang tăng giá gấp 3 lần so với thời điểm cách đây 2 tháng và được thương lái đến tận vườn mua với giá 15.000 đồng/kg đối với thanh long ruột đỏ loại 1 và từ 10.000 đồng/kg đối với thanh long loại 2.Theo các đơn vị thu mua trái cây, giá thanh long tăng do nhu cầu thu mua xuất khẩu tăng cao, bên cạnh đó sản lượng vụ sản xuất bằng điện đã gần hết và nông dân hiện chuẩn bị chuyển sang chính vụ sản xuất thường. Tuy nhiên, các doanh nghiệp mua giá tốt, có đơn hàng ổn định thì vẫn có đủ hàng để xuất khẩu.