Đổ đất đá xâm hại đầu nguồn sông Cầu. Sạt lở uy hiếp đất sản xuất của người dân xã Hướng Việt. Xu hướng mua giỏ trái cây làm quà Tết lên ngôi. Làng nghề lá dong trăm năm tuổi vào vụ Tết.
SẠT LỞ ẢNH HƯỞNG UY HIẾP ĐẤT SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN XÃ HƯỚNG VIỆT
Võ Văn Dũng sản xuất
Ghi nhận tại xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Kể từ sau đợt lũ lịch sử vào năm 2020 đến nay, mặc dù đã có nhiều nỗ lực khắc phục nhưng việc tái sản xuất nông nghiệp của người dân vẫn gặp không ít trở ngại vì diện tích đất bị bồi lấp nặng rất lớn. Nỗi lo về sạt lở làm mất đất, ảnh hưởng đến đời sống của người dân xã Hướng Việt vẫn thường trực mỗi khi vào mùa mưa lũ.Đến nay toàn xã vẫn còn gần 4 ha đất lúa không thể cải tạo khiến cuộc sống nhiều hộ dân rơi vào cảnh khó khăn. Bên cạnh đó, cánh đồng La Am cạnh suối Sa Lít mỗi năm vẫn bị sạt lở 1,5-2 nghìn m2. Đây là khu vực sản xuất lương thực chính của hàng trăm nhân khẩu xã Hướng Việt. Tuy nhiên, theo chính quyền địa phương, hiện chưa có nguồn kinh phí để xây kè chống sạt lở suối Sa Lít.
XU HƯỚNG MUA GIỎ TRÁI CÂY LÀM QUÀ TẾT LÊN NGÔI
Nguyễn Thủy sản xuất
Tại sự kiện quảng bá hương vị, chất lượng trái cây Nhật Bản do Hội đồng Xúc tiến Xuất khẩu rau quả Nhật Bản tổ chức chiều 17/1, ông Nguyễn Xuân Hải, Tổng giám đốc Klever Fruit cho biết, người tiêu dùng ngày càng có xu hướng trẻ hóa, thích lựa chọn trái cây làm quà tặng, đặc biệt là trái cây cao cấp. Trong đó, trái cây Nhật Bản đang được người Việt ưu chuộng bởi chất lượng, mẫu mã. Đặc biệt, táo Sekaiichi - được mệnh danh là loại táo lớn nhất thế giới với giá gần 800.000 đồng một kg, mỗi quả nặng tới 600-700gr, thậm chí có quả lên tới gần 1kg.Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 năm nay, Klever Fruit đưa ra bộ giỏ quà Tết mang tên “Quà sang Tết Rồng” nhằm phục vụ đối tượng khách hàng cao cấp. Trong đó, giỏ quà Tết với giá 8 triệu đồng đang được thị trường đón nhận gồm nhiều sản phẩm nhập khẩu như táo Kinsei, cherry NewZeland, nho mẫu đơn Hàn Quốc và dưa giống Nhật.
LÀNG NGHỀ LÁ DONG TRĂM NĂM TUỔI VÀO VỤ TẾT
Thanh Thủy sản xuất
Làng Tràng Cát thuộc xã Kim An, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội có truyền thống 400 năm trồng lá dong, với tổng diện tích trồng hơn 20 ha. Hàng năm, từ mùng 8 tháng Chạp (Âm lịch), người dân tại đây tại tấp nập thu hoạch lá dong phục vụ nhu cầu gói bánh chưng, bánh tét dịp Tết Nguyên đán.Theo người dân nơi đây, làng Tràng Cát chỉ trồng và thu hoạch lá dong nếp. Loại dong này có bầu lá rộng, tròn, mỏng nhưng dai, mặt dưới có màu xanh non, loại lá này dùng gói bánh thì bánh sẽ xanh và ngon hơn.Cây dong khá dễ trồng, không quá kén chọn, một năm có khoảng 3 đến 4 lần cắt bán. Lá dong có thể bán quanh năm và chủ yếu phục vụ cho các nhà hàng, không phải đi bán lẻ. Sau mỗi lần cắt nếu biết cách chăm bón thì sẽ ra lứa lá tiếp theo. Mỗi sào lá dong, các hộ gia đình ước tính thu được khoảng 30 triệu đồng.Hiện nay, lá dong ở làng Tràng Cát không chỉ phục vụ cho những người có nhu cầu ở Hà Nội và các tỉnh lân cận, mà còn được xuất khẩu sang nước ngoài phục vụ nhu cầu của người Việt xa quê.