Cứ vào cuối tháng Giêng hàng năm, người Mông ở xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái lại nô nức tổ chức Tết rừng với nhiều hoạt động sôi động, hấp dẫn.
Độc đáo Tết rừng của người Mông ở Nà Hẩu
Cứ vào cuối tháng Giêng hàng năm, người Mông ở xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái lại nô nức tổ chức Tết rừng với nhiều hoạt động sôi động, hấp dẫn.
Ngay từ sáng sớm, hàng ngàn lượt du khách và đồng bào dân tộc Mông kéo về những khu rừng thiêng của các thôn Bản Tát, Ba Khuy, Trung Tâm để thực hiện các nghi lễ truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mông nơi đây trong “lễ cúng Thần rừng”. Ngoài ra, tham gia trải nghiệm những nghi thức độc đáo, trang trọng diễn ra ở cửa rừng, dưới gốc cây cổ thụ với những lễ vật như lợn đen, gà bản, xôi nếp.. dâng cúng Thần rừng, cầu mong che chở, ban lộc cho mọi người, cầu cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu…
PB: Chị Đặng Thị Hương – xã Đại Sơn, huyện Văn Yên
Tết rừng đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ người Mông nơi đây. Ở tất cả các thôn, bản trong xã Nà Hẩu đều có một khu rừng cấm - rừng thiêng nằm ở địa thế đẹp nhất của thôn. Theo quan niệm của người Mông, những cánh rừng cấm, rừng thiêng là nơi che chở cho dân bản tránh gió bão, tránh lũ ống, lũ quét, cho bà còn sản vật để ăn, nguồn nước để uống và tưới tiêu cho đồng ruộng. Giữ cánh rừng luôn tươi tốt cũng chính là giữ cho dân bản luôn bình an, no ấm..
PB : Ông Sùng A Sếnh Xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
Dịch: (Người dân xã Nà Hẩu thực hiện lễ cúng Thần rừng, cầu mong các vị thần linh phù hộ dân bản một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, dịch bệnh, sâu bệnh hại không phá hoại hoa màu của dân. Năm sau bà con sẽ quay lại dâng lên các vị thần linh những sản vật quý được nuôi dưới tán rừng)
Theo tập tục của người Mông nơi đây, trong 3 ngày sau Tết rừng mọi người tuyệt đối không đi vào rừng chặt cây xanh, không đem lá xanh từ rừng về nhà, không đào củ, bẻ măng, không thả rông gia súc, không xay ngô, giã gạo…
PB : Ông Giàng A Páo - Xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
Phong tục “ Cúng rừng” chính là một nét đẹp văn hoá đáng trân trọng của những người dân sống nơi đại ngàn Nà Hẩu, góp phần tích cực bảo vệ tài nguyên rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, tại huyện Văn Yên nói riêng và tỉnh Yên Bái nói chung.