Nghiên cứu vấn đề thất thoát trong chuỗi giá trị, giải quyết các vấn đề ở vùng nuôi sẽ là chìa khóa mở ra con đường phát triển bền vững cho ngành cá tra.
Giải quyết thất thoát thực phẩm chuỗi giá trị cá tra ở lưu vực sông Mekong
Nghiên cứu vấn đề thất thoát trong chuỗi giá trị, giải quyết các vấn đề ở vùng nuôi sẽ là chìa khóa mở ra con đường phát triển bền vững cho ngành cá tra.
Cá tra là ngành công nghiệp thủy sản lớn của Việt Nam, đóng góp cho an ninh lương thực, dinh dưỡng trên toàn thế giới. Ngành cá tra tạo sinh kế cho rất nhiều nông hộ nhỏ, nâng cao thu nhập cho nhiều phụ nữ đang làm việc trong các nhà máy chế biến cá tra.
Tuy vậy, nguồn cung cá tra chịu ảnh hưởng của biến động về thị trường, biến đổi khí hậu, nhận thức của người tiêu dùng về an toàn thực phẩm và sức khỏe. Việc các nhà nhập khẩu trên thế giới ồ ạt nhập cá tra sau đại dịch Covid-19 đã dẫn tới tình trạng tồn kho cá tra rất cao, kéo dài tới nửa đầu 2023.
Không chỉ tồn kho ở các nhà nhập khẩu, xuất khẩu giảm mạnh cũng đang gây ra tình trạng tồn kho cá tra trong nước. Giá thành sản xuất, giá thức ăn, tỷ lệ cá chết tăng cao do môi trường và con giống chưa đảm bảo cũng đang khiến cho xuất khẩu cá tra ngày càng khó khăn hơn.
Phỏng vấn: Ông Nguyễn Văn Vỹ, Phó TGĐ CTCP Nam Việt
Thực sự là khó khăn và doanh nghiệp thực sự cũng đang cố gắng. Hiện cá tra đang tồn kho từ vùng nuôi tới các kho của nhà máy. Tôm, cá đều vậy, giá thấp và thị trường tiêu thụ khó. Doanh nghiệp đang rất cố gắng mở rộng thị trường nội địa, tìm kiếm thị trường mới để mở rộng tiêu thụ cá tra cho bà con.
Việc tập trung giải quyết các vấn đề ở vùng nuôi sẽ là chìa khóa mở ra con đường phát triển bền vững cho ngành cá tra. Dự án “Thất thoát thực phẩm trong chuỗi giá trị cá tra ở lưu vực sông Mekong” là một nỗ lực tìm giải pháp cho vấn đề này, thực hiện tại Việt Nam, Lào và Campuchia.
Các chuyên gia thủy sản, thông qua sự án, sẽ tìm cách tăng năng suất, sản lượng cho nông hộ nhỏ, đồng thời giảm thiểu thất thoát thực phẩm ở các giai đoạn sau thu hoạch giúp tăng khả năng cạnh tranh của chuỗi giá trị cá tra Việt Nam.
Dự án được Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp quốc tế Australia và Trung tâm Nghiên cứu Phát triển quốc tế Canada tài trợ, hiện đang ở giai đoạn đầu của kế hoạch 3 năm.
Phỏng vấn: Ông David Whitehead, Cố vấn cấp cao Nhóm Tham vấn Kinh doanh Nông nghiệp ACIAR
Those people who like freshwater fish will go for catfish as long as it is well prepared, it is high quality, and it’s traceable. These things are important for hygiene, management and control because Australians are very conscious when they buy food products. Whatever it is that is hygienic, well made, well packaged, has a traceable supply chain from origin to the consumer, and those things are very important. So if Vietnam can upgrade to those standards, the opportunities for catfish and other varieties are very high in Australia.
Những người thích cá nước ngọt sẽ chọn cá tra, miễn là nó được chế biến tốt, chất lượng cao và có thể truy xuất nguồn gốc. 3 yếu tố này rất quan trọng đối với vấn đề vệ sinh, quản lý và kiểm
soát đối với người tiêu dùng Australia.
Họ cần thực phẩm an toàn, được sản xuất tốt, đóng gói tốt, có thể truy xuất nguồn gốc. Đối với họ những yếu tố này rất quan trọng. Vì vậy, nếu Việt Nam có thể đảm bảo những tiêu chuẩn đó thì cơ hội cho thị trường cá tra và các giống khác ở Australia là rất cao.
Qua Dự án, Việt Nam có thể giúp Lào và Campuchia xây dựng các chính sách phát triển bền vững, tránh tình trạng ba quốc gia sản xuất ồ ạt sẽ khiến ngành cá tra suy yếu và người chịu thiệt thòi nhiều nhất sẽ chính là các hộ nông dân nhỏ lẻ của cả ba nước.
Với những nỗ lực của nhà khoa học, doanh nghiệp và người nông dân, mong rằng thị trường cá tra Việt Nam sẽ khởi sắc sau 1 giai đoạn chịu nhiều biến động.
Đặc biệt, người dân tham gia Dự án sẽ được nâng cao hiểu biết, kỹ năng. Từ đó góp phần xây dựng, khuyến nghị chính sách cho các nhà quản lý lĩnh vực cá tra nói riêng và thủy sản nói chung.
Dự án cũng hướng tới các đối tượng phụ nữ, trẻ em gái và các nhóm thiểu số tham gia chuỗi giá trị cá tra, đảm bảo yếu tố giới trong các hoạt động của dự án.