Hát xoan, Ví giặm, Nhã nhạc hội tụ tại Festival 'Về miền Quan họ 2023'. Để gạo Việt không dần vắng bóng trên thị trường Trung Quốc. Nghệ thuật chế biến món chay tỉnh Tây Ninh thu hút 25.000 lượt khách. Mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi cho thu nhập vượt trội.
Hát xoan, Ví giặm, Nhã nhạc hội tụ tại Festival về miền Quan họ 2023
Sáng 20/2, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức họp báo Festival "Về miền Quan họ - 2023", kết nối tinh hoa các di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh.Thông tin tại buổi họp báo, Ông Ngô Tân Phượng, Phó Chủ tịch UBND tỉnhBắc Ninh cho biết, Festival "Về miền Quan họ - 2023" sẽ diễn ra từ 24/02 đến 28/02 tại các huyện và thành phố trong tỉnh Bắc Ninh với các hoạt động đặc sắc, hấp dẫn. Sự kiện năm nay không chỉ đưa làn điệu quan họ gần gũi hơn tới du khách trong và ngoài nước mà còn khẳng định những thành tựu kinh tế - xã hội và sức sống của di sản Dân ca Quan họ Bắc Ninh. Trong đó, Lễ khai mạc Festival với Chủ đề: “Miền di sản - Tinh hoa và bản sắc” diễn ra vào 20 giờ ngày 25/02 tại Quảng trường Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, thành phố Bắc Ninh; hay Chương trình hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh trên thuyền diễn ra từ 20h, ngày 26/02 tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan, thành phố Bắc Ninh.Đặc biệt, chương trình năm nay còn có sự tham gia của các tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng, miền có Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh như: Hát Xoan Phú Thọ, Ví Giặm Nghệ Tĩnh, Nhã nhạc cung đình Huế và trên 20 gian hàng sản phẩm OCOP 3-4 sao của tỉnh Bắc Ninh.
ĐỂ GẠO VIỆT KHÔNG DẦN VẮNG BÓNG TRÊN THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC
Năm 2017, Trung Quốc chiếm gần 40% tổng giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam, song đến năm 2022 con số này chỉ còn 13%. Theo đại diện Cục Bảo vệ thực vật, hiện Việt Nam mới có 22 doanh nghiệp được cấp phép xuất gạo vào Trung Quốc với hạn ngạch nhất định. Thời gian qua, các điều kiện về an toàn thực phẩm và đăng ký xuất khẩu của nước này thay đổi nên khó khăn cho doanh nghiệp. Cục Bảo vệ thực vật đã hướng dẫn các doanh nghiệp đăng ký theo các bước và nộp hồ sơ để Tổng cục Hải quan Trung Quốc xem xét, phê duyệt.Ngoài ra, để gạo Việt không dần vắng bóng trên thị trường Trung Quốc, thời gian tới, Bộ NN-PTNT sẽ chủ động hơn nữa để phối hợp với Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc tiếp tục là đầu mối tiếp nhận, xử lý nhanh chóng và hiệu quả các hồ sơ xuất khẩu.
“NGHỆ THUẬT CHẾ BIẾN MÓN ĂN CHAY TỈNH TÂY NINH” THU HÚT 25.000 LƯỢT KHÁCH
– Trần Trung
Sau ba ngày diễn ra với nhiều hoạt động sôi nỗi, Lễ hội “Nghệ thuật chế biến món ăn chay tỉnh Tây Ninh” lần thứ I, năm 2023 vừa chính thức bế mạc.Ông Trần Anh Minh, Giám đốc Sở VH - TT&DL tỉnh Tây Ninh cho biết, trong ba ngày, Lễ hội đã thu hút hơn 25 nghìn lượt khách đến tham quan, thưởng thức các món ăn chay. 52 đơn vị, tổ chức tham gia Lễ hội với 70 gian hàng, hơn 200 món ăn chay và hơn 140 sản phẩm đặc sản các địa phương, ấn phẩm du lịch.Đặc biệt, lễ hội lần này có sự tham gia của nhiều tỉnh, thành khác như: Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, Vĩnh Long, TP. Lào Cai, TP. Hồ Chí Minh, Ninh Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu…Đây là sự kiện có nghĩa quan trọng trong bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia - văn hoá ẩm thực chay Tây Ninh.
MÔ HÌNH CHUYỂN ĐỔI CƠ CÂU CÂY TRỒNG VẬT NUÔI CHO THU NHẬP VƯỢT TRỘI
Thực hiện Đề án "Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi khu vực phía Bắc quốc lộ 1 tỉnh Tiền Giang" giai đoạn 2021-2025, trong năm 2023, Tiền Giang tiếp tục chuyển đổi gần 4.900ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang các mô hình sinh kế thích ứng biến đổi khí hậu, nâng cao thu nhập cho nông dân như trồng rau màu, cây lâu năm, chăn nuôi tập trung, nuôi thủy sản… Được biết, tính đến hết năm 2022, khu vực đề án đã chuyển đổi trên 2.900ha, đạt 119,1% so với kế hoạch đến năm 2022 và đạt 39,3% mục tiêu đến năm 2025. Qua khảo sát hiệu quả cho thấy, các loại cây ăn trái cho lợi nhuận từ 120-350 triệu đồng/ha, cao gấp 4-12 lần so với sản xuất lúa. Cây rau màu lợi nhuận dao động khoảng 47 - 290 triệu đồng/ha tùy loại, đều vượt trội so với trồng lúa trước đây.