Hiện thực hóa chiến lược phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững. Lào Cai thông quan 78.000 tấn nông sản chủ lực. Gạo 5% tấm xuất khẩu tăng 8 USD/tấn. Sản lượng đậu tương của Nam Mỹ dự báo giảm mạnh.
HIỆN THỰC HOÁ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HIỆN ĐẠI, BỀN VỮNG
Sáng 17/2, Bộ NN & PTNT công bố chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Chiến lược đặt mục tiêu đến đến năm 2050, Việt Nam sẽ trở thành 1 trong những nước có nền nông nghiệp hàng đầu thế giới với ngành công nghiệp chế biến nông sản hiện đại, hiệu quả, thân thiện với môi trường. Nông thôn Việt Nam không còn hộ nghèo và trở thành “nơi đáng sống” văn minh, xanh, đẹp.Chia sẻ tại buổi họp báo, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan xác định rõ ngành nông nghiệp đã có mục tiêu cụ thể. Do đó cần phải thực hiện nghiêm túc trong thực hiện chiến lược hiệu quả. Trong đó, phải đổi mới tư duy sản xuất. Đó là chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, tập trung nâng cao giá trị, hiệu quả, đa dạng theo chuỗi giá trị phù hợp với yêu cẩu thị trường. Chuyển từ phát triển đơn ngành sang tích hợp đa ngành, từ “đơn giá trị” sang “tích hợp đa giá trị”… Quan trọng hơn cả chiến lược phải linh hoạt, thích ứng với cơ chế thị trường.
LÀO CAI THÔNG QUAN 78.000 TẤN NÔNG SẢN CHỦ LỰC
Theo Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Lào Cai, trong tháng 1/2022, tổng kim ngạch thông quan tại đơn vị đạt hơn 106 triệu USD, trong đó xuất khẩu khoảng 48 triệu USD, nhập khẩu hơn 58 triệu USD.4 nhóm hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu tại Chi cục cũng đạt sản lượng đáng ghi nhận như: thanh long: 10.370 tấn, dưa hấu: 23.500 tấn, sắn các loại: 39.300 tấn, chuối: 4.800 tấn.Năm 2021, Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Lào Cai đã làm thủ tục thông quan cho gần 656.000 tấn thành long, dưa hấu, chuối và sắn các loại.Tuy nhiên, kể từ cuối năm 2021 đến nay với chính sách kiểm soát dịch bệnh chặt chẽ của Trung Quốc, việc xuất khẩu hàng hóa tại Chi cục và toàn bộ cửa khẩu quan trọng ở biên giới phía Bắc sụt giảm mạnh.
GẠO 8% TẤM XUẤT KHẨU TĂNG 8 USD/TẤN
Tại thị trường thế giới, giá chào bán gạo Việt Nam ngày 17/2 có phiên điều chỉnh tăng 8 USD/tấn với gạo 5% tấm, lên mức 398-402USD/tấn so với đầu tuần. Gạo 25% tấm và 100% tấm duy trì ổn định ở mức 373-377 USD/tấn và 328 - 332 USD/tấn.Còn tại thị trường trong nước, giá lúa gạo hôm nay tại Đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng đi ngang với các giống lúa và tăng nhẹ ở một số mặt hàng gạo.
SẢN LƯỢNG ĐẬU TƯƠNG CỦA
NAM MỸ DỰ BÁO GIẢM MẠNH
Giá đậu tương giao tháng 3/2022 trên Sàn giao dịch hàng hoá Chicago hiện đạt 0,575 USD/kg. Tính từ đầu năm đến nay, giá đậu tương đã tăng tới 15% và trở thành một trong những loại nông sản có mức tăng giá cao nhất trên thị trường hàng hoá thế giới.Toàn cầu đang phải đối mặt tình trạng thiếu hụt nguồn cung đậu tương khi khô hạn tại khu vực Nam Mỹ kéo dài. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cùng nhiều tổ chức kinh tế đã điều chỉnh giảm mạnh dự báo sản lượng đậu tương của khu vực Nam Mỹ, đặc biệt là Brazil, trong niên vụ 2021/2022.Năm 2021 vừa qua, Việt Nam nhập khẩu 2,02 triệu tấn đậu tương, trị giá trên 1,18 tỷ USD. Trong đó, Hoa Kỳ và Brazil là 2 nhà cung cấp mặt hàng này lớn nhất cho Việt Nam.