| Hotline: 0983.970.780

Hoa, cây cảnh được giá

Thứ Hai 10/01/2022 , 11:19 (GMT+7)

HƯNG YÊN Năm nay, dù thị trường tiêu thụ khó khăn hơn mọi năm, tuy nhiên làng hoa Phụng Công (Văn Giang, Hưng Yên) vẫn đắt khách.

Trong khi thị trường một số vùng trồng hoa, cây cảnh trong cả nước đang khá trầm lắng thì các nhà vườn sản xuất hoa, cây cảnh ở Phụng Công, Văn Giang (Hưng Yên) đã cơ bản bán hết các sản phẩm.

Một nhà vườn chuyên trồng hoa dạ yến thảo. Ảnh: H.Tiến.

Một nhà vườn chuyên trồng hoa dạ yến thảo. Ảnh: H.Tiến.

Nhà vườn Khánh Thêm (xã Phụng Công) trồng 700 chậu hoa Dạ Yến thảo đã xuất bán được 500 chậu với giá 220.000 - 230.000 đồng/chậu (cao hơn cùng kỳ năm trước 100.000 đồng/chậu). Chị Thêm phấn khởi cho hay, đây là năm hoa, cây cảnh được mùa, được giá nhất so với vài năm gần đây, Mỗi ha canh tác cho thu nhập từ 1,6 - 1,9 tỷ đồng (60 - 70 triệu động/sào), riêng những hộ trồng lan hồ điệp, thu nhập có thể đạt hơn 20 tỷ đồng.

Nhà vườn Lại Ngát trồng 4 sào hoa dân dụng ngắn ngày, cũng đã bán được 60% sản lượng, giá bán khá cao. “Số còn lại từ nay đến Tết sẽ bán hết. Chủ yếu là để chờ xem hoa có được giá cao hơn nữa không”, chị Ngát nói chắc nịch.

Vẫn chị Ngát cho biết, đa số hoa, cây cảnh ngắn ngày dùng cho chơi trước và sau Tết, trong thời gian chừng hơn nửa tháng nên tầm này thương lái các nơi mới về mua tấp nập. Từ 25/12 âm lịch trở ra, cơ bản chỉ còn hàng tận thu, bán cho người mua lẻ ở các địa phương lân cận.

Ô tô, xe máy các loại tập nập vào mua gom hoa, cây cảnh. Ảnh:.H.Tiến.

Ô tô, xe máy các loại tập nập vào mua gom hoa, cây cảnh. Ảnh:.H.Tiến.

Đi thăm khắp các nhà vườn trồng hoa, cây cảnh ở Phụng Công, chúng tôi thấy cây nào cũng đẹp, cây nào cũng muốn mua, cành lá, sắc hoa xanh tươi rực rỡ như có ý mời chào, lưu giữ bước chân khách thưởng ngoạn.

Đáng chú ý là dù khung cảnh bán, mua hối hả khẩn trương, nhiều loại ô tô, xe máy vào gom hàng liên tục, nhưng người đóng gói, giao hàng, người xếp nhận sản phẩm, ai cũng mang khẩu trang che kín mũi miệng và đứng cách nhau tối thiểu 2m. Bởi các nhà vườn đều xác định được nhiễm Covid–19 sẽ là thảm họa, không chỉ ảnh hưởng riêng nhà mình, còn gây tác động xấu tới cả cộng đồng làng nghề.

Nhà vườn trồng hoa trà. Ảnh: H.Tiến.

Nhà vườn trồng hoa trà. Ảnh: H.Tiến.

Ông Phạm Văn Thái, Phó Chủ tịch UBND xã Phụng Công thông tin: Cũng như mọi năm, toàn xã vẫn gieo trồng hơn 100 ha hoa cây cảnh các loại. Chủ yếu là các loại cây hoa, cây cảnh ngắn ngày như hồng môn, dạ yến thảo, đồng tiền lùn, cúc mâm xôi, hoa bát tiên, thanh lan, thược dược, nguyệt quế, kim tiền thảo, lan bạch dương, mẫu đơn, thiết mộc lan, trạng nguyên, hoa giấy, hoa mộc, hoa trà, hoa hồng các loại…

Để nghề trồng hoa, cây cảnh của địa phương đi vào nề nếp, từ năm 2018, xã đã tiến hành quy hoạch, xây dựng làng nghề canh tác tập trung. Trong đó xây dựng đồng bộ hạ tầng giao thông, điện, nước tới từng lô thửa gieo trồng.

Mỗi nhà vườn còn gắn thêm biển hiệu ghi tên, địa chỉ liên hệ mua hàng, giống như "36 phố phường thu nhỏ". Theo đó, đã rất thuận tiện cho hoạt động sản xuất, giao thương các loại hoa, cây cảnh ngay trên đồng ruộng.

Phân tích việc hoa, cây cảnh ở Phụng Công năm nay vẫn được giá, ông Thái khiêm tốn cho rằng: Một là do các vùng trồng hoa khác trong khu vực sợ dịch Covid-19 không bán được hàng, nên đã sản xuất dè dặt. Hai là nhờ địa phương gần thị trường tiêu thụ lớn là Thủ đô Hà Nội và các khu đô thị như Vinhome Ocean Park Gia Lâm, EcoPark Hưng Yên… Hơn nữa, Phụng Công còn đã được cả nước biết đến là địa phương trên bến dưới thuyền, có truyền thống trồng hoa, cây cảnh.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm