Hàng loạt các giải pháp được áp dụng chủ động để ứng phó, bảo vệ hàng ngàn héc ta đất nông nghiệp không bị nước mặn xâm nhập được ngành nông nghiệp huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang thực hiện trong thời gian qua.
Huy động 25 tỷ đồng bảo vệ 20.000 ha đất nông nghiệp bị mặn xâm nhập
Hàng loạt các giải pháp được áp dụng chủ động để ứng phó, bảo vệ hàng ngàn héc ta đất nông nghiệp không bị nước mặn xâm nhập được ngành nông nghiệp huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang thực hiện trong thời gian qua.
Canh tác gần 3ha khóm MD2, những ngày gần đây ngoài việc cập nhật các tin tức cảnh báo mặn, thì trước khi tưới nước cho ruộng khóm, ông Lê Minh Phương ấp Bình Hòa, xã Phương Phú đều quan sát màu nước trên sông, tiến hành thử nước trước khi bơm tưới cho cây..
Phát biểu: Ông LÊ MINH PHƯƠNG – Xã Phương Phú, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang: “Nếu nước mặn thì bí cống lại thôi, chứ nước chưa mặn thì mình giữ nước lại thì phèn lắm tưới không được đâu.”
Ngoài sự chủ động của người dân thì hiện nay chính quyền địa phương các xã Phương Phú, Tân Phước Hưng, thị trấn Búng Tàu đã tổ chức kiểm tra, duy tu sửa chửa các cống ngăn mặn.
Phát biểu: Ông NGUYỄN ĐỨC THỌ- Phó chủ tịch UBND xã Phương Phú, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang: “Ban chỉ huy xã được huyện cấp máy đo nồng nộ mặn thì hàng ngày chúng tôi tổ chức đo. Cái nửa là sửa chửa lại các cống ngăn mặn. hiện toàn xã có 6 cống hiện nay đã được kiểm tra sẳn sàng hoạt động. Cái thứ 3 là vận động người dân ở những khu vực phù hợp có thể trử được nước ngọt thì chủ động để khi có mặn xâm nhập thì có nước ngọt để sản xuất.”
Toàn huyện Phụng Hiệp có khoảng 20.000 ha đất sản xuất nông nghiệp. Để chủ động ứng phó với hạn hán và mặn xâm nhập mặn. huyện Phụng đã huy động các nguồn lực hơn 25,4 tỷ đồng để đầu tư xây dựng 6 cống hở, 4 cống kết hợp với trạm bơm, tổ chức nạo vét 20 tuyến kênh tạo nguồn, chủ động khép kín cho hơn 1.000ha đất sản xuất. Nâng tổng diện tích khép kín hoàn toàn trên địa bàn huyện hiện xấp xỉ khoảng 19 ngàn ha.
Phát biểu: Ông TRẦN VĂN TUẤN - Trưởng phòng NN-PTNT huyện Phụng Hiêp, tỉnh Hậu Giang: “Hệ thống khép kín chủ động được tưới tiêu thì mình làm theo quy hoạch. Nghĩa là mình quy hoạch vùng rộng lớn khi có hạn mặn xảy ra thì mình sẽ khép kín vùng đó lại, bên trong người dân có hệ thống cục bộ vẫn có thể chủ động được sản xuất theo khu vực”
Bên cạnh các giải pháp về công trình, hiện nay nông dân trong huyện cũng đã thay đổi tư duy sản xuất, khi có đến 75% diện tích cây ăn trái và rau màu nông dân áp dụng mô hình tưới, tương đương khoảng 10.500ha, để tiết giảm lượng nước tưới Hàng cho chục ngàn héc ta đất sản xuất được bảo vệ khi nước mặn xâm nhập.