Mạnh dạn đưa con dê vào giết mổ tập trung đã giúp thủ phủ dê Bù Đốp xóa sổ những điểm giết mổ manh mún đảm bảo an toàn dịch bệnh nâng cao giá trị.
Giết mổ dê tập trung - an toàn dịch nâng cao giá trị
Bù Đốp là huyện biên giới của tỉnh Bình Phước, với tổng đàn dê gần 100.000 con, nhờ con dê đời sống bà con đã từng bước đi lên. Tuy nhiên, việc giết mổ nơi đây vẫn rất manh mún, nhỏ lẻ.
Xuất phát từ nhu cầu của người chăn nuôi dê, giữa năm 2021 huyện Bù Đốp triển khai đưa dê vào lò giết mổ tập trung. Qua tuyên truyền vận động, nhận thức người dân được nâng cao, từng bước xóa sổ điểm giết mổ manh mún, nhỏ lẻ.
Bà TRẦN THỊ LỤA - Chủ cơ sở giết mổ tập trung ấp Tân Lợi, xã Tân Thành
Ở vùng Bù Đốp này con dê rất là nhiều nhưng không có chổ giết mổ, mình có lò sẵn rồi, phòng NN đề xuất mở thêm để cho con dê Bù Đốp tốt hơn vì khi mổ lậu con dê không có giá trị, khi vô lò có mộc có dấu của cơ quan thú y con dê mình có giá trị hơn, ngày xưa làm heo trâu bò thôi, giờ mình làm thêm dê này.
Hiện tại lò trang bị dàn treo, công nhân vẫn phải mặc đồ bảo hộ đàng hoàng, những thiết bị trong lò sắm theo Chi cục, chủ trương bây giờ lò phải những gì thì mình cũng đáp ứng đúng theo Chi cục đề ra.
Ông TRẦN VĂN THÀNH – Trưởng phòng NN-PTNT huyện Bù Đốp.
“Theo quy hoạch của huyện có 2 lò giết mổ tập trung về gia súc, huyện mới làm được 1 lò giết mổ tập trung. Ngành chăn nuôi đang khuyến khích HTX, Doanh nghiệp, hộ chăn nuôi thực hiện chu trình khép kín trong quá trình sản xuất, chế biến, thị trường. Nếu trong thời gian tới các HTX, hộ dân, công ty đủ điều kiện đảm bảo thực hiện quy trình khép kín theo quy định luật chăn nuôi huyện sẽ đề nghị tỉnh cấp phép cho các cơ sở này thực hiện giết mổ tập trung để đảm bảo chất lượng, số lượng giúp các đơn vị hoạt động hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế huyện nhà”.
Để phát triển chăn nuôi dê bền vững, song song đó, huyện Bù Đốp cũng đang tập trung xây dựng thương hiệu, triển khai truy xuất nguồn gốc, nhãn mác sản phẩm để sản phẩm dê của địa phương khi xuất ra thị trường đảm an toàn, hợp pháp, tăng giá trị gia tăng cho người nuôi dê nói riêng và cho ngành nông nghiệp địa phương nói chung.